Danh mục tài liệu

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - Khách sạn tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.86 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích, lựa chọn các tiêu chí đánh giá và thực hiện đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn trên địa bàn Quận 3 từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và thúc đẩy mức độ xanh hóa của của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - Khách sạn tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG D N CƢ VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thái Văn Nam1, Dƣơng Minh Tùng2, Trịnh Trọng Nguyễn1 1 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, trường Đại học Công nghệ Tp.HCM 2 Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 3, Tp.HCM TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích, lựa chọn các tiêu chí đánh giá và thực hiện đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn trên địa bàn Quận 3 từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và thúc đẩy mức độ xanh hóa của của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông và đánh giá hiện trạng được sử dụng chính trong nghiên cứu này. Mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư được đánh giá thông qua: hiện trạng tiết kiệm năng lượng (TKNL), thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững. Trong khi đó, hiện trạng xanh hóa các hoạt động nhà hàng – khách sạn được đánh giá qua việc tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường (BVMT), xây dựng hệ thống quản lý môi trường, văn phòng xanh, mua sắm xanh, hiện trạng sử dụng năng lượng, việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải và xây dựng chiến lược marketing xanh. Keywords: Cộng đồng dân cư, mức độ xanh hoá, nhà hàng – khách sạn, Quận 3, tăng trưởng xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển kinh tế hiện nay đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam [4]. Sự bùng nổ về kinh tế mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên đây cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu [1]. Các chính sách phát triển kinh tế thân thiện với môi trường vừa đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng kinh tế vừa BVMT, nâng cao chất lượng môi trường đang là xu hướng mới mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới [1]. Từ nhiều năm qua một số quốc gia trên thế giới đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh hay phát triển bền vững. Vấn đề tăng trưởng xanh đã thu hút nhiều các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu: Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP, 2012), OECD (2011, 2014) [3]. Hiện nay, vấn đề tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh, sản xuất xanh đang là một xu thế tất yếu diễn ra về nhu cầu tiết kiệm năng lượng, nhằm chóng lại ô nhiễm xuyên biên giới [2]. Tại Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh, và tại địa phương cũng đã triển khai chiến lược tăng trưởng xanh cho các Tỉnh và Thành phố. Trong khái niệm tăng trưởng xanh, có tăng trưởng xanh triển khai cho hệ thống sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng xanh cho lối sống, cuộc sống cộng đồng dân cư [5]. 982 Trước các vấn đề môi trường nước ta, có nhiều giải pháp được áp dụng từ các nghiên cứu như: Trịnh Thị Thanh Thủy (2008), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại” nhằm đánh giá tình hình tiêu dùng xanh của nước ta hiện tại nhưng nghiên cứu chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để thực hiện [6]. Vấn đề xanh hóa chủ yếu chỉ được đề cập đến một phần trong các nghiên cứu tăng trưởng xanh:“Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng”. Nghiên cứu đã đưa ra được 04 nhóm giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng nhưng tác giả chưa đánh giá được tình hình tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng hiện tại để đưa ra được các giải pháp cụ thể sát với tình hình của TP. Hải Phòng [7]. Hay trong “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11”, tác giả đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện của Quận 11 và đánh giá được tình hình tăng trưởng xanh ở đó nhưng chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng xanh trên địa bàn Quận 11. Nghiên cứu này tập trung cả vào việc tăng trưởng xanh đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ lẫn tăng trưởng xanh cho lối sống, cuộc sống cộng đồng dân cư. Bởi vì đây là hai nhóm đối tượng hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu và gây ô nhiễm ở mức đáng báo động [8]. Ngoài ra, có nhiều giải pháp về vấn đề tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thay đổi nguyên liệu sử dụng, đặc biệt là đối với lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Hiện nay, đã có nhiều giải pháp nhằm để cải thiện BVMT cho các hoạt động này. Bởi vì các lĩnh vực này, không chỉ phục vụ riêng cho khách ở trong nước mà còn có khách của quốc tế. Quận 3 là một quận trung tâm của Tp.HCM với diện tích không lớn nhưng mật độ dân số khá đông, khoảng 40 người/km2, đồng nghĩa với việc có khoảng 198,4 tấn rác/ngày được thải ra. Vấn đề này sẽ là một thách thức lớn cho việc triển khai các chính sách, thể chế, quy định của Quận nói chung cũng như tuyên truyền, vận động trong công tác BVMT, định hướng phát triển Quận 3 theo hướng xanh hóa nói riêng. Do đặc điểm của Quận mật độ dân số đông nhưng diện tích lại không lớn gây áp lực trực tiếp đến vấn đề BVMT như: khí thải, rác thải, ùn tắc giao thông, là nơi tập trung nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ nên việc tiết kiệm năng lượng còn hạn chế. Bên cạnh đó, Quận 3 hiện nay có 2.291 nhà hàng, 138 khách sạn, tỷ trọng chiếm 75% tổng doanh thu Quận 3 theo niên giám thống kê. Hiện Quận 3 có ít các ngành nghề sản xuất chỉ tập trung vào các ngành nghề kinh doanh dịch vụ và đây là một Quận trung tâm nên các việc đánh giá ...