Danh mục tài liệu

Đánh giá mức độ xói lở bờ biển do sóng và nước biển dâng cho một số địa phương Trung Bộ

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong báo cáo này, nhóm SV ước tính phân vùng xói lở dựa trên phân bố lưu lượng vận chuyển bùn cát (VCBC) dọc bờ Bắc Trung Bộ, và xói do nước biển dâng tại Bình Thuận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ xói lở bờ biển do sóng và nước biển dâng cho một số địa phương Trung Bộ Đánh giá mức độ xói lở bờ biển do sóng và nước biển dâng cho một số địa phương Trung Bộ SVTH: Nguyễn Tất Duy – 55B2 Bùi Công Nhật– 55B1 GVHD: TS Nguyễn Quang Chiến Tóm tắt. Việt Nam có đường bờ biển dài có nhiều tiềm năng nhưng cần được giữ ổn định. Hiện nay bờ biển biến động mạnh với những vị trí xói lở hàng chục m/năm. Xói lở có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan đến vận chuyển bùn cát ven bờ và thoái lui đường bờ do nước biển dâng. Trong báo cáo này, nhóm SV ước tính phân vùng xói lở dựa trên phân bố lưu lượng vận chuyển bùn cát (VCBC) dọc bờ Bắc Trung Bộ, và xói do nước biển dâng tại Bình Thuận. Vùng thứ hai được chọn làm điển hình của khu vực đường bờ dạng hình cung với hai đầu được chặn bởi các mũi đá, với lượng VCBC dọc bờ hạn chế. Nhóm SV tập hợp số liệu mặt cắt đo đạc theo Tiêu chuẩn thiết kế đê biển 2012, sóng từ nguồn cơ sở dữ liệu WaveWatch (NOAA, Hoa Kỳ). Sau đó xử lí số liệu sóng, xác định các hướng sóng chủ đạo có thể gây ra lượng vận chuyển bùn cát dọc bờ, xác định chiều cao sóng hiếm và chiều cao sóng trung bình để tính toán độ sâu giới hạn vận chuyển bùn cát. Từ phân bố lưu lượng VCBC dọc bờ, đưa ra nhận xét tình trạng xói bồi cho các vùng nằm giữa các mặt cắt tính toán. Mặt khác, áp dụng phương pháp Edelman để tính thoái lui đường bờ do nước biển dâng trong điều kiện VCBC tịnh dọc bờ không đáng kể. Đặc điểm và kết quả tính toán mức độ xói lở là cơ sở quan trọng để dự báo diễn biến đường bờ trong tương lai, cũng như đề xuất các phương án, giải pháp bảo vệ đường bờ cho từng địa phương: Bắc Trung Bộ và Bình Thuận. 1. Tổng quan 1.1 Bờ biển Việt Nam - tiềm năng và nguy cơ xói lở Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng gần gấp ba lần diện tích đất liền và là một trong những khu vực giàu tài nguyên, với các tiềm năng lớn về hải sản, dầu khí, năng lượng sạch và du lịch, v.v. Theo một số công trình nghiên cứu đã công bố, vùng biển Việt Nam có trữ lượng nguồn lợi từ các loài động vật ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn; trong đó, các loài cá chiếm tới 86%. Những năm gần đây, sản lượng khai thác hải sản thường xuyên đạt trên 2 triệu tấn/năm, góp phần đưa ngành thủy sản nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu trên 6 tỷ USD/năm. Điều đáng nói là, vùng biển Việt Nam quanh năm có cá đẻ và thường phân theo đàn, hình thành các bãi cá lớn, cả ở gần bờ và xa bờ với trên 2.000 loài cá; trong đó, nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Đây là tiền đề quan trọng, đưa nước ta trở thành quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản trên thế giới. Trong 30 năm trở lại đây, tình trạng xói lở bờ biển ở Việt Nam đã diễn ra ngày càng phức tạp trên toàn dải ven biển. Theo đó “mức độ xói lở đối với từng khu vực và từng địa phương cũng không ngừng tăng lên, phụ thuộc vào cấu trúc đường bờ, các quá trình động lực và hoạt động của con người. Ở miền Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) hiện có 5 đoạn bờ bị xói lở liên tục từ năm 1930 đến nay, trong đó có 2 khu vực bị xói lở nghiêm trọng là Cát Hải (Hải Phòng) và Hải 1 Hậu (Nam Định). Tương tự, ở khu vực miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), quá trình xói lở bờ biển cũng đang diễn ra tại hầu hết các kiểu cấu tạo bờ như: Sỏi cát, bùn sét, bùn, cát…, nhưng nghiêm trọng nhất là bờ cát (chiếm 94% tổng số đoạn bờ bị xói lở). Cụ thể, tại Thanh Hóa hiện có 18.1 km bờ biển bị xói lở trung bình 15 -30 m/năm; Nghệ An 45 km; Hà Tĩnh 60 km; Quảng Bình 50 km; Quảng Trị 34 km; Thừa Thiên-Huế 30 km; Đà Nẵng 16 km; Quảng Ngãi 60 km; Phú Yên 25 km; Ninh Thuận 10 km. Trong báo cáo này, nhóm sinh viên xét hai khu vực điển hình là bờ biển Bắc Trung Bộ và bờ biển Bình Thuận. Hình 1. Bản đồ Bắc Trung Bộ 1.2 Vị trí địa lý Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam Ninh Bình tới Bắc Đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) là một trong 8 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Với diện tích khoảng 51.552 km 2, Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Tỉnh Bình Thuận nằm ở miền duyên hải cực Nam Trung Bộ nay thuộc Đông Nam Bộ cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km về phía Đông Bắc, giáp với các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. 2 Hình 2. Vị trí khu vực nghiên cứu Bình Thuận 1.3 Địa hình, địa mạo bờ biển Khu vực Bắc Trung Bộ Dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với diện tích trên 84.000 km2, đường bờ biển dài 670 km, khúc khuỷu với nhiều mũi, vũng, vịnh và bán đảo. Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng (Nghi ...