Danh mục tài liệu

Đánh giá tác động của Nghị định 24/2012/NĐ-CP đến thị trường vàng Việt Nam sau 7 năm triển khai

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.64 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá toàn diện ảnh hưởng của Nghị định 24/2012 đến thị trường vàng sau 7 năm thực hiện, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung theo tinh thần dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012 được ban hành năm 2017.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của Nghị định 24/2012/NĐ-CP đến thị trường vàng Việt Nam sau 7 năm triển khai CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019- XUÂN KỶ HỢI Đánh giá tác động của Nghị định 24/2012/NĐ-CP đến thị trường vàng Việt Nam sau 7 năm triển khai Phạm Đức Anh Nguyễn Thành Nam Ngày nhận: 29/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 29/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Quản lý thị trường vàng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà điều hành chính sách do tầm ảnh hưởng của thị trường này đối với nhiều biến số kinh tế vĩ mô quan trọng cũng như đối với đại bộ phận dân cư. Nếu như trong giai đoạn từ 2012 trở về trước, giá vàng trong nước liên tục biến động dưới tác động của diễn biến giá vàng thế giới, thì kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai một loạt biện pháp quản lý thị trường vàng mà điển hình là Nghị định 24/2012/NĐ-CP, thị trường vàng trong nước đã dần chuyển sang trạng thái ổn định, đồng thời hiện tượng 'vàng hóa' nền kinh tế cũng được giảm thiểu. Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá toàn diện ảnh hưởng của Nghị định 24/2012 đến thị trường vàng sau 7 năm thực hiện, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung theo tinh thần dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012 được ban hành năm 2017. Từ khóa: đô la hóa; vàng hóa; thị trường vàng; Nghị định 24/2012/ NĐ-CP. 1. Những bất cập của thị trường vàng Việt Nam trước năm 2012 thuộc sở hữu Nhà nước → Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính để kiểm soát và điều tiết giá vàng). Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP đã cải cách thị trường vàng theo hướng tự do hóa, thị trường đã được vận hành theo quy luật thị trường. Cụ thể, Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu hợp pháp vàng, được cất trữ, vận chuyển và gửi vàng tại ngân hàng; doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép mua hị trường vàng Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh kể từ năm 1989, sau khi Chính phủ cho phép tư nhân được tham gia vào thị trường vàng và thành lập cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý (trước đó chỉ có mạng lưới hoạt động của các cửa hàng kinh doanh vàng bạc © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 11 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019 CHÚC MỪNG NĂM MỚI bán vàng các loại, được chế tác, gia công, cầm đồ vàng. Đến tháng 12/1999, Nghị định 174/1999/NÐ-CP quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành thay thế Nghị định 63/1993 đã phân định rõ ràng cơ chế quản lý vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ, theo đó vàng tiền tệ vẫn được quản lý chặt chẽ theo quyết định về quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia, và cơ chế quản lý vàng phi tiền tệ có sự nới lỏng đáng kể, vàng miếng, vàng trang sức được coi là hàng hóa thông thường, các hoạt động trên thị trường vàng diễn ra ngày càng sôi động. Tuy nhiên, chính sách này đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường vàng, cụ thể: Thứ nhất, sự xuất hiện của nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh vàng miếng đã khiến NHNN khó có thể kiểm soát thị trường vàng. NHNN đã cấp phép sản xuất gia công vàng miếng cho 8 doanh nghiệp và tổ chức tín dụng (TCTD) kinh doanh vàng. Đối với hoạt động mua bán vàng miếng có đến hơn 12.000 doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng miếng trên khắp cả nước. Điều này khiến cho vàng miếng dần trở thành phương tiện thanh toán, đặc biệt xuất hiện các đối tượng có hành vi liên kết đầu cơ làm giá, gây khan hiếm nguồn cung ảo. Thứ hai, các TCTD phải đối diện với nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng. Về nguyên lý, các TCTD hoàn toàn được phép tiến hành huy động vàng, sau đó chuyển vàng thành tiền VND để cho vay (theo đúng tinh thần Quyết định 432/2000 của NHNN). Tuy nhiên, khi giá vàng tăng cao, các TCTD sẽ cần bỏ ra một lượng VND lớn hơn mua vàng để tất toán cho người gửi vàng, dẫn tới rủi ro thanh khoản. Trường hợp khác, việc TCTD huy động vàng kỳ hạn ngắn để cho vay vàng kỳ hạn dài có thể dẫn tới rủi ro lãi suất. Thứ ba, tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế ngày càng trầm trọng. Việc vàng miếng dần trở thành phương tiện thanh toán, thước đo giá trị và là công cụ tích trữ giá trị phổ biến đã gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý của NHNN. Đây là hệ lụy của việc NHNN cho phép các TCTD thành lập sàn giao dịch vàng và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài vào năm 2006 (với hơn 20 sàn giao dịch ra đời) và trở nên phức tạp trong các năm 2008-2009, 12 Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 gây ra rủi ro cho cả người cho vay lẫn người đi vay, ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng, từ đó dẫn tới hiện tượng “vàng hóa” nền kinh tế. Cuối cùng, thị trường vàng đã phải trải qua nhiều bất ổn, điển hình gắn với sự xuất hiện của những “cơn sốt vàng”. Theo đó, cứ mỗi khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, lập tức xuất hiện tình trạng “thu gom” ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập lậu vàng nguyên liệu về để sản xuất vàng miếng – điều này không những ảnh hưởng đến quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước mà còn gây bất lợi đến tỷ giá, đẩy mặt bằng giá hàng hóa nhập khẩu lên cao, từ đó tạo ra sức ép lạm phát đối với nền kinh tế, gây khó khăn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát an toàn vĩ mô. Trước những bất cập của thị trường vàng trong gian đoạn trước năm 2012 như đã nêu, chúng tôi thấy rằng cần thiết phải có những sự bổ sung, đổi mới liên quan tới khuôn khổ pháp lý quản lý thị trường vàng hướng tới mục tiêu bình ổn thị trường vàng. 2. Đánh giá tác động của Nghị định 24/2012 đến thị trường vàng Việt Nam 2.1. Mục tiêu và những điểm nhấn quan trọng của Nghị định 24/2012 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012 được ban hành với chủ trương chuyển quan hệ “huy động, cho vay vốn bằng vàng” sang quan hệ “mua, bán vàng”, theo đó các mục tiêu sau được ưu tiên hướng tới: (i) Tái cấu trúc că ...

Tài liệu có liên quan: