Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 480.08 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị đánh giá tình hình ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do tác động của ngập/xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự, công trình quân sự trên địa bàn 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã thực hiện khảo sát tại các đơn vị quân sự về hiện trạng triển khai các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và khảo sát mức độ ảnh hưởng của ngập/xâm nhập mặn đến các đơn vị khảo sát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị Nghiên cứu khoa học công nghệ Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị Trần Ngọc Lam Tuyền*, Bùi Hồng Hà, Nguyễn Thị Xuân Hồng Viện Nhiệt đới Môi trường/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. * Email: suoixanh@yahoo.com Nhận bài: 01/11/2022; Hoàn thiện: 18/11/2022; Chấp nhận đăng: 14/12/2022; Xuất bản: 20/12/2022. DOI: https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.VITTEP.2022.167-177 TÓM TẮT Tình hình ngập/xâm nhập mặn đang diễn ra trên địa bàn 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tác động tiêu cực đến các hoạt động quân sự, công trình quân sự quân khu. Tác giả đã tiến hành lập bảng khảo sát, thu thập các phiếu điều tra, khảo sát hiện trạng ngập/xâm nhập mặn và tình hình ứng phó, giảm thiểu thiệt hại của các đơn vị bị ảnh hưởng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các đơn vị bị ảnh hưởng nhiều bởi ngập nước và xâm nhập mặn vào thời điểm 2020 trở về trước. Tại thời điểm khảo sát, năm 2021-2022, các đơn vị đã và đang áp dụng các giải pháp thích nghi, ứng phó, giảm thiểu tác động của ngập nước và xâm nhập mặn, do đó, ảnh hưởng của ngập/xâm nhập mặn không còn nhiều như ở thời điểm trước. Các kết quả khảo sát cho thấy việc ứng phó và giảm thiểu tác động do ngập/xâm nhập mặn đạt hiệu quả tại thời điểm khảo sát so với các năm trước. Từ khoá: Ứng phó ngập/xâm nhập mặn; Giảm thiểu thiệt hại ngập/xâm nhập mặn. 1. MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là khu vực có an ninh nước cao nhất Việt Nam với nguồn tài nguyên nước mặt từ sông Mê Công và lượng mưa đáp ứng 70-80% nhu cầu sử dụng nước và trữ lượng nước dưới đất có mức 10-13 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, cuối thập niên 2000 trở lại đây thì vấn đề này ở ĐBSCL ngày càng trở nên phức tạp rõ rệt trước những hậu quả do Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng (BĐKH-NBD), phát triển thủy điện trên dòng chính và các hoạt động khai thác nước [1]. Năm 2016 với chiều sâu xâm nhập của ranh mặn 4‰ khoảng 80 km, dẫn đến 10/13 tỉnh nhiễm mặn, năm 2020 ranh mặn 4‰ nồng độ mặn vào sâu đến 100 km và các huyện ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp đến 100.000 ha đất sản xuất và khoảng 95 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt [2, 3]. Có thể thấy, sự xuất hiện cả 2 đợt mặn lịch sử gần đây đã thể hiện rõ nét mức độ ngày càng nghiêm trọng của xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Ngập lụt ở ĐBSCL những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu do những đợt triều cường khiến cho tình hình ngập lụt trở nên nghiêm trọng, đỉnh lũ 2,23 m ghi nhận vào ngày 10/10/2018 là mực nước cao nhất lịch sử trong vòng 40 năm qua ở Cần Thơ, nếu so sánh xa hơn nữa thì đây là mực nước bất thường trong lịch sử đo đạc [4]. Năm 2019, TP.Bạc Liêu ghi nhận có nơi ngập sâu khoảng 40 - 50 cm, đỉnh triều cường xuất hiện vào các ngày 29-30/9 đều vượt mức báo động III (trạm Gành Hào trên mức báo động III 2,00 m) [5]. Đối với hoạt động quân sự, hệ thống công trình và các hoạt động quân sự tại khu vực ĐBSCL có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cụ thể là phần phía Tây của đất nước. Các công trình quân sự phân bố chủ yếu tại những địa bàn hiểm yếu, phức tạp, là nơi chịu tác động mạnh và có mức độ nhạy cảm cao đối với những biến đổi của điều kiện tự nhiên, trong đó, có điều kiện khí hậu và các hiện tượng thời tiết, quá trình tự nhiên cực đoan như mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,… dẫn đến tình trạng sạt lở vào mùa mưa, nước nhiễm mặn vào mùa khô,... Các yếu tố môi trường này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của bộ đội trên địa bàn Quân khu (QK) 9, QK7 (tỉnh Long An) với mức độ thiệt hại ngày càng tăng cao, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản không chỉ đến bộ đội và cả người dân. Do đó, nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ các hoạt động Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Nhiệt đới Môi trường, 12-2022 167 Hóa học & Môi trường sẵn sàng chiến đấu tại địa bàn cũng chiếm nhu cầu không nhỏ so với tổng nhu cầu sử dụng nước của toàn ĐBSCL. Nhằm đánh giá tình hình ứng phó và giảm thiếu thiệt hại do tác động của ngập/xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự, công trình quân sự trên địa bàn 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã thực hiện khảo sát tại các đơn vị quân sự về hiện trạng triển khai các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và khảo sát mức độ ảnh hưởng của ngập/xâm nhập mặn đến các đơn vị khảo sát. 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Xây dựng các phiếu khảo sát và lựa chọn đối tượng khảo sát Tác giả sử dụng quy trình xây dựng bảng hỏi khảo sát như hình 1. Hình 1. Quy trình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị Nghiên cứu khoa học công nghệ Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị Trần Ngọc Lam Tuyền*, Bùi Hồng Hà, Nguyễn Thị Xuân Hồng Viện Nhiệt đới Môi trường/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. * Email: suoixanh@yahoo.com Nhận bài: 01/11/2022; Hoàn thiện: 18/11/2022; Chấp nhận đăng: 14/12/2022; Xuất bản: 20/12/2022. DOI: https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.VITTEP.2022.167-177 TÓM TẮT Tình hình ngập/xâm nhập mặn đang diễn ra trên địa bàn 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tác động tiêu cực đến các hoạt động quân sự, công trình quân sự quân khu. Tác giả đã tiến hành lập bảng khảo sát, thu thập các phiếu điều tra, khảo sát hiện trạng ngập/xâm nhập mặn và tình hình ứng phó, giảm thiểu thiệt hại của các đơn vị bị ảnh hưởng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các đơn vị bị ảnh hưởng nhiều bởi ngập nước và xâm nhập mặn vào thời điểm 2020 trở về trước. Tại thời điểm khảo sát, năm 2021-2022, các đơn vị đã và đang áp dụng các giải pháp thích nghi, ứng phó, giảm thiểu tác động của ngập nước và xâm nhập mặn, do đó, ảnh hưởng của ngập/xâm nhập mặn không còn nhiều như ở thời điểm trước. Các kết quả khảo sát cho thấy việc ứng phó và giảm thiểu tác động do ngập/xâm nhập mặn đạt hiệu quả tại thời điểm khảo sát so với các năm trước. Từ khoá: Ứng phó ngập/xâm nhập mặn; Giảm thiểu thiệt hại ngập/xâm nhập mặn. 1. MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là khu vực có an ninh nước cao nhất Việt Nam với nguồn tài nguyên nước mặt từ sông Mê Công và lượng mưa đáp ứng 70-80% nhu cầu sử dụng nước và trữ lượng nước dưới đất có mức 10-13 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, cuối thập niên 2000 trở lại đây thì vấn đề này ở ĐBSCL ngày càng trở nên phức tạp rõ rệt trước những hậu quả do Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng (BĐKH-NBD), phát triển thủy điện trên dòng chính và các hoạt động khai thác nước [1]. Năm 2016 với chiều sâu xâm nhập của ranh mặn 4‰ khoảng 80 km, dẫn đến 10/13 tỉnh nhiễm mặn, năm 2020 ranh mặn 4‰ nồng độ mặn vào sâu đến 100 km và các huyện ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp đến 100.000 ha đất sản xuất và khoảng 95 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt [2, 3]. Có thể thấy, sự xuất hiện cả 2 đợt mặn lịch sử gần đây đã thể hiện rõ nét mức độ ngày càng nghiêm trọng của xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Ngập lụt ở ĐBSCL những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu do những đợt triều cường khiến cho tình hình ngập lụt trở nên nghiêm trọng, đỉnh lũ 2,23 m ghi nhận vào ngày 10/10/2018 là mực nước cao nhất lịch sử trong vòng 40 năm qua ở Cần Thơ, nếu so sánh xa hơn nữa thì đây là mực nước bất thường trong lịch sử đo đạc [4]. Năm 2019, TP.Bạc Liêu ghi nhận có nơi ngập sâu khoảng 40 - 50 cm, đỉnh triều cường xuất hiện vào các ngày 29-30/9 đều vượt mức báo động III (trạm Gành Hào trên mức báo động III 2,00 m) [5]. Đối với hoạt động quân sự, hệ thống công trình và các hoạt động quân sự tại khu vực ĐBSCL có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cụ thể là phần phía Tây của đất nước. Các công trình quân sự phân bố chủ yếu tại những địa bàn hiểm yếu, phức tạp, là nơi chịu tác động mạnh và có mức độ nhạy cảm cao đối với những biến đổi của điều kiện tự nhiên, trong đó, có điều kiện khí hậu và các hiện tượng thời tiết, quá trình tự nhiên cực đoan như mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,… dẫn đến tình trạng sạt lở vào mùa mưa, nước nhiễm mặn vào mùa khô,... Các yếu tố môi trường này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của bộ đội trên địa bàn Quân khu (QK) 9, QK7 (tỉnh Long An) với mức độ thiệt hại ngày càng tăng cao, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản không chỉ đến bộ đội và cả người dân. Do đó, nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ các hoạt động Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Nhiệt đới Môi trường, 12-2022 167 Hóa học & Môi trường sẵn sàng chiến đấu tại địa bàn cũng chiếm nhu cầu không nhỏ so với tổng nhu cầu sử dụng nước của toàn ĐBSCL. Nhằm đánh giá tình hình ứng phó và giảm thiếu thiệt hại do tác động của ngập/xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự, công trình quân sự trên địa bàn 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã thực hiện khảo sát tại các đơn vị quân sự về hiện trạng triển khai các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và khảo sát mức độ ảnh hưởng của ngập/xâm nhập mặn đến các đơn vị khảo sát. 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Xây dựng các phiếu khảo sát và lựa chọn đối tượng khảo sát Tác giả sử dụng quy trình xây dựng bảng hỏi khảo sát như hình 1. Hình 1. Quy trình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ứng phó ngập Xâm nhập mặn Giảm thiểu thiệt hại ngập Hiện tượng thời tiết Hiện tượng nước biển dângTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Địa lý vận tải - Trường Cao đẳng Hàng hải 2
45 trang 479 0 0 -
7 trang 192 0 0
-
Giáo án môn Địa lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 9
18 trang 86 0 0 -
181 trang 69 0 0
-
Áp dụng thuật toán học máy để dự báo độ mặn trên sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre
14 trang 50 0 0 -
Kế toán nước cho lưu vực sông Cả
3 trang 43 0 0 -
Phân tích ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông đến ứng xử của dầm bê tông cốt thép
4 trang 41 0 0 -
Xây dựng Phương án dự báo xâm nhập mặn trên các sông chính của tỉnh Bến Tre
17 trang 40 0 0 -
Thành lập bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh và siêu bão cho tỉnh Nghệ An
3 trang 37 0 0 -
Báo cáo biến đổi khí hậu: Tác động và các giải pháp thích ứng
37 trang 36 0 0