Danh mục tài liệu

Đánh giá thành phần hóa học và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta Indica A.Juss. Meliaceae

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 530.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Đánh giá thành phần hóa học và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta Indica A.Juss. Meliaceae" thực hiện đánh giá thành phần hóa học có trong lá Neem, từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho dược liệu này. TCCS lá Neem gồm chỉ tiêu mô tả, vi phẫu, bột, định tính (3 nhóm chất chính Alkaloid, Saponin, Flavonoid), độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, tạp chất, chất chiết được trong dược liệu và định lượng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thành phần hóa học và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta Indica A.Juss. Meliaceae ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ LÁ NEEM AZADIRACHTA INDICA A.JUSS. MELIACEAE Nguyễn Lê Hoàng Ngọc Châu* Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS Thái Hồng ĐăngTÓM TẮTCây Neem Azadirachta Indica A. Juss. họ Xoan Meliaceae được biết đến tại nhiều quốc gia Ấn Độ,Trung Quốc, Nhật Bản… (Biswas cs, 2002; Singh cs, 2011), bộ phận dùng chủ yếu là hạt được sử dụngvới vai trò kháng sinh sinh học. Những năm gần đây, lá Neem bắt đầu được chú ý với các tác dụng nhưchống dị ứng, chống nhiễm trùng, kháng virus, kháng nấm, chống viêm, hạ sốt, tẩy giun, lợi tiểu(Hashmat cs, 2012). Dược điển Việt Nam V chưa có chuyên luận về dược liệu lá Neem để kiểm soátchất lượng nguyên liệu sản xuất. Nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu, nhóm nghiên cứu thực hiệnđánh giá thành phần hóa học có trong lá Neem, từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho dược liệunày. TCCS lá Neem gồm chỉ tiêu mô tả, vi phẫu, bột, định tính (3 nhóm chất chính Alkaloid, Saponin,Flavonoid), độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, tạp chất, chất chiết được trong dược liệu vàđịnh lượng. Kết quả xác định được ba nhóm hợp chất chính với hàm lượng tương ứng là Alkaloid(2,06%), Saponin (18,68%), Polyphenol tổng (8.79%).Từ khóa: Định tính, định lượng, lá Neem, Tiêu chuẩn cơ sở, thành phần hóa học1. TỔNG QUANCây Neem có nhiều công dụng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như dược phẩm, mỹ phẩm,nông nghiệp và xử lí môi trường (Hai, 2019). Trên thế giới, cây Neem được nghiên cứu rất nhiều vềmặt hóa học và dược tính (Hashmat cs, 2012; Singh cs, 2017). Từ năm 1981, cây được di thực và trồngthành công tại Việt Nam, chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận với mục đích trồng rừng, chống sa mạchóa (Nhi, 2012). Lá Neem có tác dụng phòng trị bệnh giun sán cho người và gia súc. Tại một số vùng ởẤn Độ, nông dân thường cho gia súc ăn lá Neem để gia tăng sự tiết sữa. Nhiều nơi còn dùng lá Neemlàm rau ăn vừa bổ sung khoáng chất, vừa có thể phòng ngừa giun sán, viêm nhiễm đường ruột. Bêncạnh đó, lá Neem cho thấy tiềm năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh đường tiêu hóa trong chănnuôi và thủy sản (Bình, 2016). Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn về nguyên liệu lá Neemvà chất lượng ở mỗi vùng không ổn định. Nhận thức được tiềm năng mà dược liệu này mang lại và gópphần tiêu chuẩn hóa dược liệu, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thành phần hóa học và bước đầuxây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá Neem Azadirachta indica A.Juss. Meliaceae”.2. PHƯƠNG PHÁP 3032.1 Đối tượng nghiên cứuMẫu lá Neem được thu hái tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung – Đông Hòa,Phú Yên. Sau khi thu hái, dược liệu được sấy hoặc phơi khô, hút chân không và ép thành kiện, bảoquản nơi khô ráo.2.2 Phương pháp nghiên cứu2.2.1 Định tính sơ bộ thành phần hóa học trong dược liệuThực hiện theo phương pháp Ciuley cải tiến (Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Y Dược Thành phốHồ Chí Minh, 2020). Chiết mẫu thử lần lượt với 3 loại dung môi có độ phân cực tăng dần (diethyl eter,ethanol 96%, nước), xác định các nhóm hợp chất bằng phản ứng hóa học. Sơ đồ 1: Phương pháp Ciuley cải tiến2.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sởDựa trên các phương pháp của dược điển Việt Nam 5, Thông tư số 38/2021/TT-BYT “Quy định vềchất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền” và một số tài liệu tham khảo (bảng 1), thựchiện phân tích trên mẫu nghiên cứu và đề xuất dự thảo TCCS cho dược liệu lá Neem. Bảng 1: Các chỉ tiêu của TCCS và phương pháp thực hiệnChỉ tiêu Phương pháp thực hiệnMô tả Quyên, 2019Vi phẫu Quyên, 2019Bột Quyên, 2019Định tính Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí 304 Minh, 2020Độ ẩm DĐVN V, phụ lục 9.6; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, 2018Tro toàn phần DĐVN V, phụ lục 9.7; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, 2018Tro không tan trong acid DĐVN V, phụ lục 9.8; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, 2018Tạp chất DĐVN V, phụ lục 12.11; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ, 2018Chất chiết được trong dược DĐVN V, phụ lục 12.10; Chuyên luận Neem Dược điển Ấn Độ,liệu 2018Định lượng DĐVN V, Định lượng các nhóm chất có trong mẫu nghiên cứu ...

Tài liệu có liên quan: