Danh mục tài liệu

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 994.80 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chính sách quốc gia Phòng chống Tai nạn Thương tích (TNTT) với mục tiêu chung là hạn chế tai nạn, thương tích trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như giao thông vận tải, lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng. Chính sách Quốc gia (CSQG) đã đặt ra các mục tiêu cụ thể và các chiến lược cho các cơ quan Chính phủ và các ban ngành có liên quan đạt được mục tiêu chung. Chính sách cũng cụ thể hóa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009 BỘ Y TẾ UNICEF BÁO CÁO cáo Báo ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TAI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009 SÁCH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG Chuyên gia Tư vấn quốc tế: TAI NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN Giáo sư Joan Ozanne-Smith Chuyên gia Tư vấn trong nước:2006-2009 Phó Giáo sư Nguyễn Thị Hồng Tú Chuyên gia Tư vấn quốc tế: Giáo sư Joan Ozanne-Smith Chuyên gia Tư vấn trong nước: Phó Giáo sư Nguyễn Thị Hồng Tú Tháng 4, 2010 Tháng 4, 2010 HÀ NỘI, 2010 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông AP Atlantic philanthropia BYT Bộ y tế CS Chính sách CSQG Chính sách quốc gia KHHĐ Kế hoạch hành động GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GT Giao thông GTĐB Giao thông đường bộ LĐ-TB-XH Lao động- Thương binh và xã hội MBH Mũ bảo hiểm NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PC Phòng chống TBD Thái Bình Dương PCTNTT Phòng chống tai nạn thương tích TDTT Thể dục thể thao TNTT Tai nạn thương tích TNLĐ Tai nạn lao động TNGT Tai nạn giao thông TE Trẻ em TT-GD-TT Thông tin - giáo dục -truyền thông WHO Tổ chức y tế thế giới UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UBATGTQG Ủy ban an toàn giao thông quốc gia YTDP &MT Y tế dự phòng và môi trường 2 BÁO CÁO TÓM TẮT Tiêu đề Đánh giá thực hiện Chính sách quốc gia Phòng chống tai nạn thương tích giai đoạn 2006-2009 Tác giả Giáo sư Joan Ozanne-Smith, Khoa Pháp Y - Đại học Tổng hợp Monash, Australia Phó Giáo sư Nguyễn Thị Hồng Tú Thời gian: Tháng 4, 2010 Khu vực Châu Á-Thái Bình dương Quốc gia Việt Nam Chủ đề Phòng chống tai nạn thương tích Đặt vấn đề. Năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chính sách quốc gia Phòng chống Tai nạn Thương tích (TNTT) với mục tiêu chung là hạn chế tai nạn, thương tích trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như giao thông vận tải, lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng. Chính sách Quốc gia (CSQG) đã đặt ra các mục tiêu cụ thể và các chiến lược cho các cơ quan Chính phủ và các ban ngành có liên quan đạt được mục tiêu chung. Chính sách cũng cụ thể hóa vai trò chủ chốt của từng cơ quan, ban ngành trong lĩnh vực phòng chống TNTT. Sau khi Chính sách quốc gia Phòng chống TNTT được triển khai thực hiện, nhiều Quy chế, Nghị định và các văn bản đã được ban hành và các chương trình hành động phòng chống đã được thực hiện. Một số dự án tài trợ sẽ kết thúc trong giai đoạn này. Chính sách Quốc gia và một số văn bản sắp hết hiệu lực, vì vậy cần đánh giá lại và đề xuất chính sách, chiến lược mới hoặc có sự điều chỉnh đối với Chính sách quốc gia. Mục đích của đánh giá: nhằm đánh giá tiến độ thực hiện Chính sách Quốc gia Phòng chống TNTT và đưa ra các khuyến nghị cho các định hướng trong thời gian tới. Mục tiêu chung của đánh giá là: (1) Rà soát Chính sách Quốc gia Phòng chống TNTT của Việt nam với các chủ trương, đường lối, tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế; (2) Đánh giá các thành tựu chủ yếu và những khó khăn trở ngại mà các cơ quan thực hiện gặp phải khi triển khai thực hiện CSQG; (3) Xác định các bài học kinh nghiệm; 3 (4) Đưa ra các khuyến nghị cụ thể dựa trên kết quả đánh giá nhằm có những điều chỉnh cần thiết hoặc tiếp tục xây dựng CSQG. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: • Đánh giá thực trạng mắc và tử vong TNTT sau khi thực hiện CSQG về PC TNTT trong giai đoạn 2006-2009. • Đánh giá việc thực hiện CSQG về PC TNTT trong giai đoạn 2006-2009 phù hợp với các chiến lược và mục tiêu do các thành viên của các bộ ngành trong Ban chỉ đạo Quốc gia đưa ra. • Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể đã nêu trong chính sách. • Xác định các kết quả đạt được của thành viên các bộ ngành trong Ban chỉ đạo Quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng. • Đánh giá các thuận lợi và khó khăn/trở ngại trong khi thực hiện CSQG về PC NTT trên toàn quốc và tại 2 tỉnh (Tỉnh Hải Dương - một tỉnh dự án- khoảng 70 km từ Hà Nội và Nam Định –- khoảng 90km từ Hà Nội) làm so sánh cho nghiên cứu thực địa. • Xác định các bài học chung rút ra từ các cơ quan/ban ngành có liên quan. • Đề xuất các khuyến nghị cụ thể dựa trên các kết quả dánh giá và các khuyến nghị của các cơ quan, ban ngành tham gia trong quá trình đánh giá. Phương pháp Việc đánh giá được thực hiện trong khuôn khổ phương pháp chung về y tế công cộng về phòng chống chấn thương và tập trung vào giai đoạn đánh giá. Sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên các dữ liệu đã có sẵn để đánh giá tổng quan tài liệu một cách toàn diện và sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính và khảo sát thực tế, phỏng vấn các đối tượng chủ chốt có liên quan ở cấp trung ương, các chuyên gia về PCTNTT, phỏng vấn cũng như thảo luận nhóm tại 2 tỉnh thực hiện là Hải Dương và Nam Định để phân tích các số liệu bổ sung. Sau các bước thu thập số liệu nêu trên, những kết quả chính của đánh giá đã được trình bày và thảo luận về định hướng trong thời gian với các chuyên gia và những người có liên quan. Dự thảo báo cáo được UNICEF rà soát lại. Bản báo cáo cuối cùng này có cảc nhận xét của UNICEF và thông tin ...