Danh mục tài liệu

Đánh giá thực trạng đô thị hóa tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 846.30 KB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng đô thị hóa (ĐTH) ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2005–2015 nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý đất đai trên cơ sở phân tích các chỉ số ĐTH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến động diện tích các mục đích sử dụng đất ở vùng nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng đô thị hóa tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191<br /> Tập 127, Số 3A, 2018, Tr. 37–47; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4350<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA<br /> TẠI THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG<br /> <br /> Đào Đức Hưởng1, 2, Nguyễn Hữu Ngữ1*, Huỳnh Văn Chương1<br /> <br /> 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam<br /> <br /> 2 Công ty Tài nguyên và Môi trường Miền Nam, 30 đường số 03, phường Bình An, Quận 2,<br /> TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam<br /> <br /> Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng đô thị hóa (ĐTH) ở thị xã Thuận An, tỉnh<br /> Bình Dương trong giai đoạn 2005–2015 nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế -<br /> xã hội, chính sách quản lý đất đai trên cơ sở phân tích các chỉ số ĐTH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến<br /> động diện tích các mục đích sử dụng đất ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTH trung bình giai<br /> đoạn 2005–2010 thấp hơn so với trung bình chung cả nước 7,11% và vùng Đông Nam Bộ đến 34,61%; giai<br /> đoạn 2011–2015 cao hơn tỷ lệ ĐTH trung bình của vùng Đông Nam Bộ 31,69 % và cao hơn nhiều so với<br /> trung bình cả nước (lên đến 61,79 %). Tốc độ ĐTH giai đoạn 2005–2010 có chiều hướng giảm dần từ năm<br /> 2006 đến 2010; từ năm 2011 đến 2015, tốc độ ĐTH có chiều hướng biến động không nhất quán, lúc tăng lúc<br /> giảm, trong đó, năm 2011 tốc độ ĐTH tăng đột biến do có 7/8 xã được chuyển thành phường. Trong giai<br /> đoạn 2005–2015, diện tích các mục đích sử dụng đất biến động theo hướng giảm diện tích của các loại đất<br /> thuộc nhóm nông nghiệp, tăng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng.<br /> <br /> Từ khóa: biến động, chỉ số đô thị hóa, , cơ cấu sử dụng đất, thị xã Thuận An<br /> <br /> <br /> 1 Đặt vấn đề<br /> <br /> Đô thị hoá là một xu thế tất yếu, đó là một quá trình phát triển của xã hội mang tính<br /> chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Từ năm 1990, các đô<br /> thị Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh. Trước đó, cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị<br /> hoá vào khoảng 18 %), đến năm 2013 cả nước có khoảng 726 đô thị, 47 thị xã và 615 thị trấn. Tỷ<br /> lệ đô thị hóa đạt khoảng 32 %. Theo quan điểm chung của thế giới hiện nay, đô thị hóa chính là<br /> quá trình thay đổi tiến bộ về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và về quy mô, trình độ phát<br /> triển kinh tế. Mọi đô thị phát triển phải dựa trên số nhân khẩu cơ bản sinh sống bằng những<br /> công việc phi nông nghiệp [5]. Đô thị hóa phải dựa trên yêu cầu của phát triển kinh tế, mà về<br /> thực chất là sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, điều đó lại chưa thực đúng<br /> với đô thị hóa ở nước ta. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam dựa quá nhiều vào các quyết định<br /> hành chính, nhân khẩu thành thị phát triển nhanh hơn so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế<br /> [4]. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong 8 năm từ 2005 đến 2013 dân số đô thị tăng<br /> khoảng 6,5 triệu người, thì do tăng cơ học chiếm khoảng 55,6 % và do tăng tự nhiên chỉ chiếm<br /> * Liên hệ: nguyenhuunguwx@huaf.edu.vn<br /> Nhận bài: 10–07–2017; Hoàn thành phản biện: 19–08–2017; Ngày nhận đăng: 19–08–2017<br /> Đào Đức Hưởng và CS. Tập 127, Số 3A, 2018<br /> <br /> <br /> khoảng 44,4 %. Nghĩa là trong 8 năm, có tới 3,6 triệu nông dân trở thành thị dân trong khi sản<br /> xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của họ [5].<br /> <br /> Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó,<br /> quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh đang diễn ra nhanh chóng, trong đó thị xã Thuận An là<br /> một trong những thị xã có tỷ lệ đô thị hóa cao so với các thị xã/huyện khác trong tỉnh. Nghiên<br /> cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng đô thị hóa ở thị xã Thuận An trong giai đoạn<br /> 2005–2015 nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách<br /> quản lý đất đai trên cơ sở phân tích các chỉ số đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu<br /> sử dụng đất ở vùng nghiên cứu.<br /> <br /> <br /> 2 Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu<br /> <br /> Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này để thu thập<br /> các tài liệu sẵn có như: niên giám thống kê của tỉnh Bình Dương và thị xã Thuận An từ Chi<br /> cục thống kê tỉnh Bình Dương, báo cáo thống kê đất đai năm 2005 và 2015 từ UBND thị xã<br /> Thuận An, các báo cáo khác có liên quan đến phát triển đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An<br /> và tỉnh Bình Dương từ các cơ quan, ban ngành để đảm bảo độ tin cậy và tính pháp lý.<br /> <br /> 2.2 Phương pháp tính chỉ số đô thị hóa<br /> <br /> Nhiều nghiên cứu cho thấy có hai chỉ số được sử dụng phổ biến để tính toán chỉ số đô<br /> thị hóa về mặt số lượng bao gồm: tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa [4]. Chính vì vậy,<br /> nghiên cứu này đã lựa chọn sử dụng 2 chỉ số trên để đánh giá thực trạng đô thị hóa ở thị xã<br /> Thuận An.<br /> <br /> Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dự ...