Danh mục tài liệu

Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.87 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng quan một số vấn đề về thu hồi đất nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi. Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng việc làm của người lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi và tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm trên địa bàn huyện Từ Liêm. Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội Doãn Thị Bình Trường Đại học khoa học tự nhiên; Khoa Địa lý Chuyên ngành: Địa chính; Mã số:60.44.80 Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Tuấn Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Tổng quan một số vấn đề về thu hồi đất nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi . Điề u tra, khảo sát làm rõ thực tra ̣ng việc làm của người lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi và tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm trên địa bàn huyện Từ Liêm. Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi. Keywords. Đất nông nghiệp; Việc làm; Chuyển đổi nghề; Nông thôn; Từ liêm Content. Tính cấp thiết của đề tài Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đô thị hoá nhanh với khoảng 300 dự án đầu tư, trong đó phần lớn là phát triển các khu đô thị với tổng diện tích đất thu hồi hàng nghìn ha. Đời sống của người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ thống ( y tế, giáo dục, giao thông...) ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động của đô thị hoá đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung, không thể không đề cập tới những tác động của nó đối với vấn đề lao động - việc làm. Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp của huyện này càng bị thu hẹp lại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Vấn 1 đề đặt ra ở đây là cơ cấu lao động và việc làm của người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi đã chuyển đổi như thế nào? Người dân đã thực hiện những chiến lược sinh kế như thế nào để có thể thích nghi với hoàn cảnh và điều kiện sống mới? Và Nhà nước ta đã có những giải pháp, chính sách như thế nào để hỗ trợ, giúp đỡ người dân ổn định đời sống và sản xuất? Từ tính cấp thiết trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI 1.1. Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở Việt Nam Theo số liệu của Viện Nghiên cứu định cư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hàng năm, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cho phát triển công nghiệp là khoảng trên 70.000 ha, chưa kể cho phát triển đô thị là khoảng 10.000 ha. Chỉ tính riêng một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông hồng như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Ninh Bình. Diện tích đất nông nghiệp của các tỉnh, thành phố bị thu hồi nhiều được trình bày ở bảng sau: Bảng 1.1. Tình hình thu hồi đất ở một số địa phƣơng trên cả nƣớc 2 (Tính đến tháng 3/2011) TT Tỉnh, thành phố Tổng diện tích Diện tích đất nông Tỷ lệ đất nông đất nông nghiệp nghiệp bị thu hồi nghiệp bị thu hồi ha 1 Tuyên Quang 2 % 531.953,11 98.205,60 18,46 Hà Nội 40.805,00 26.470,11 57,8 3 Hải Phòng 84.963,00 17.455,47 20,53 4 Hưng Yên 52.217,00 33.296,65 55,4 5 Hải Dương 101.667,00 39.203,25 36,3 6 Vĩnh Phúc 89.711,34 43.490,44 46,04 7 Kiên Giang 562.676,00 80.690,94 14 Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở nước ta rất lớn và tập trung ở một số huyện, xã có mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, có nhiều xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 70 - 80% diện tích đất canh tác, có nhiều xã chiếm tới 100%, điển hình ở các huyện nằm trong khu vực Hà Nội mở rộng và các xã, huyện được quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. 1.2. Các chính sách thu hồi, bồi thƣờng đất nông nghiệp và hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho ngƣời có đất nông nghiệp bị thu hồi 1.2.1. Trước khi có Luật đất đai 1993 Ngày 14 tháng 4 năm 1959, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 151/TTg quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất có nội dung: “Những người có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường và trong trường hợp cần thiết được giúp giải quyết công việc làm ăn” Ngày 11 tháng 01 năm 1970 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Thông tư 1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường thiệt hại nhà cửa, đất đai, cây cối hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố trên nguyên tắc “Phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi kinh tế của hợp tác xã và của nhân dân”. 3 Thi hành Hiến pháp năm 1980, Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 2 năm 1987 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao đất cho các đối tượng có nhu cầu để sử dụng ổn định lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1993 nhà nước chỉ mới có một số quy định riêng lẻ về đền bù thiệt hại, chưa hình thành chính sách thu hồi đất. Nguyên nhân là khi đó đất đai chỉ được xem là tài nguyên có giá trị sử dụng, mặt khác do nền kinh tế có nhiều khó khăn nên nhu cầu thu hồi đất cũng không lớn. 1.2.2. Sau khi có Luật đất đai 1993 đến nay Trên cơ sở Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất gồm 7 chương, 51 điều. Nghị định 197/2004 và Nghị định 22/1998 có bố cục về cơ bản thống nhất với nhau, nhưng Nghị định 197 đã khắc phục được những tồn tại trong Nghị định 22, trong đó quy định “giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng” do UBND tỉnh quy định. Nghị đị ...