Đạo đức môi trường sinh thái tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 357.17 KB
Lượt xem: 73
Lượt tải: 1
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đạo đức môi trường sinh thái tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" làm rõ những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp thích ứng với từng bên liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo đức môi trường sinh thái tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Thiếu tá, ThS. Hoàng Mạnh Cường Thượng tá, ThS. Tạ Hữu Thuật Thiếu tá, ThS. Đàm Văn Đình Trường Đại học Nguyễn Huệ / Email: hoangmanhcuong26061985@gmail.com Tóm tắt: Đạo đức môi trường là một phẩm chất đạo đức của con người. Ngày nay, phẩm chất đạo đức này đã trở nên quan trọng, khi chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề từ thiên nhiên (thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…), nguyên nhân sâu xa là do ý thức của chính chúng ta. Trong mối quan hệ lợi ích giữa con người và môi trường, phần lớn chúng ta chỉ để ý lợi ích một chiều của con người, còn về lợi ích của thiên nhiên đang bị xem nhẹ hay cố tình xem nhẹ. Điều này, đặt ra yêu cầu phải nâng cao đạo đức môi trường cho mọi người dân trong cộng đồng xã hội. Bài viết làm rõ những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp thích ứng với từng bên liên quan. Từ khóa: môi trường, đạo đức môi trường, văn hóa môi trường, Việt Nam 1. Giới thiệu Nhân loại đang đối mặt với nhiều vấn đề toàn cầu, trong đó có vấn đề suy thoái môi trường tự nhiên đã, đang và sẽ là thách thức lớn. Suy thoái môi trường đe dọa sự tồn vong của xã hội loài người, khiến chúng ta đã phải trả những cái giá “rất đắt” cho chính những hành động “vô tâm” đối với thiên nhiên. Để giải quyết vấn đề này cần rất nhiều nguồn lực, gồm: con người, tài chính, kỹ thuật, công nghệ, luật pháp, văn hóa, sinh thái, trong đó, nhân tố con người đóng vai trò chủ đạo. Nghiên cứu tiếp cận từ vấn đề ý thức xã hội với việc trả lời 3 câu hỏi: (i) Đạo đức môi trường là gì? (ii) Vai trò của nó ra sao trong quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển môi trường? (iii) Để phát huy vai trò đạo đức môi trường cần tiến hành những giải pháp gì? Kết quả trả lời các câu hỏi sẽ cho thấy, thực tại giáo dục đạo đức môi trường trong bối cảnh hiện nay, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục. 2. Môi trường và sự cần thiết nâng cao đạo đức môi trường Môi trường là thế giới xung quanh đang tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường được đề cập trong cụm từ “đạo đức môi trường” là môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái. Sống trong môi trường đó, con người cần có những nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình đối với môi trường, không những vậy còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ để bảo vệ môi trường sống, làm tốt Economy and Forecast Review 239 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP được điều này chính là người có “đạo đức môi trường”. Đó chính là nhận thức sâu sắc lợi ích “hai chiều” giữa con người và thiên nhiên, ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong quá trình bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái, điều chỉnh hành vi của bản thân theo những chuẩn mực, quy tắc của đạo đức môi trường nhằm hướng tới xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, hài hoà và phát triển bền vững. Đạo đức môi trường đòi hỏi con người phải giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa con người và thiên nhiên, không chỉ vì lợi ích con người mà quên đi những lợi ích thiên nhiên, quên đi việc bảo tồn và phát triển nó. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ phải trả giá bằng những hệ luỵ khôn lường: “Chúng ta không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” [4, tr.654]. Đạo đức môi trường là một dạng thức đặc biệt của đạo đức xã hội, do đó cần căn cứ vào đạo đức môi trường để đánh giá con người. Theo đó, đạo đức môi trường bao gồm những quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của con người đối với môi trường thiên nhiên nhằm làm cho môi trường tốt lành đối với con người. Đạo đức môi trường là chuẩn mực đạo đức của xã hội, thể hiện những yêu cầu của xã hội đối với mỗi cá nhân trong bảo vệ môi trường. Những chuẩn mực đạo đức này định hướng thái độ, hành vi của con người đối với môi trường, bao gồm: Bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; tự giác tuân thủ các yêu cầu pháp lý về bảo vệ môi trường; tích cực hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường; xây dựng, thực hành văn hóa ứng xử và lối sống thân thiện với môi trường. Đạo đức môi trường thể hiện trình độ nhận thức của con người đối với các quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên; bởi vì có nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên thì con người mới cải biến tự nhiên mà không làm hại đến tự nhiên và chính mình. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức môi trường, chúng ta mới có thể đánh giá đầy đủ phẩm chất đạo đức của con người trong xã hội. Đạo đức môi trường không chỉ là sự đối xử có đạo đức của con người đối với tự nhiên, mà còn là sự đối xử có đạo đức giữa con người với con người. Đạo đức môi trường bao gồm ý thức đạo đức môi trường, quan hệ đạo đức môi trường và hành vi đạo đức môi trường. Ý thức đạo đức môi trường là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên, về vị trí, vai trò của co ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo đức môi trường sinh thái tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Thiếu tá, ThS. Hoàng Mạnh Cường Thượng tá, ThS. Tạ Hữu Thuật Thiếu tá, ThS. Đàm Văn Đình Trường Đại học Nguyễn Huệ / Email: hoangmanhcuong26061985@gmail.com Tóm tắt: Đạo đức môi trường là một phẩm chất đạo đức của con người. Ngày nay, phẩm chất đạo đức này đã trở nên quan trọng, khi chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề từ thiên nhiên (thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…), nguyên nhân sâu xa là do ý thức của chính chúng ta. Trong mối quan hệ lợi ích giữa con người và môi trường, phần lớn chúng ta chỉ để ý lợi ích một chiều của con người, còn về lợi ích của thiên nhiên đang bị xem nhẹ hay cố tình xem nhẹ. Điều này, đặt ra yêu cầu phải nâng cao đạo đức môi trường cho mọi người dân trong cộng đồng xã hội. Bài viết làm rõ những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp thích ứng với từng bên liên quan. Từ khóa: môi trường, đạo đức môi trường, văn hóa môi trường, Việt Nam 1. Giới thiệu Nhân loại đang đối mặt với nhiều vấn đề toàn cầu, trong đó có vấn đề suy thoái môi trường tự nhiên đã, đang và sẽ là thách thức lớn. Suy thoái môi trường đe dọa sự tồn vong của xã hội loài người, khiến chúng ta đã phải trả những cái giá “rất đắt” cho chính những hành động “vô tâm” đối với thiên nhiên. Để giải quyết vấn đề này cần rất nhiều nguồn lực, gồm: con người, tài chính, kỹ thuật, công nghệ, luật pháp, văn hóa, sinh thái, trong đó, nhân tố con người đóng vai trò chủ đạo. Nghiên cứu tiếp cận từ vấn đề ý thức xã hội với việc trả lời 3 câu hỏi: (i) Đạo đức môi trường là gì? (ii) Vai trò của nó ra sao trong quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển môi trường? (iii) Để phát huy vai trò đạo đức môi trường cần tiến hành những giải pháp gì? Kết quả trả lời các câu hỏi sẽ cho thấy, thực tại giáo dục đạo đức môi trường trong bối cảnh hiện nay, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục. 2. Môi trường và sự cần thiết nâng cao đạo đức môi trường Môi trường là thế giới xung quanh đang tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường được đề cập trong cụm từ “đạo đức môi trường” là môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái. Sống trong môi trường đó, con người cần có những nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình đối với môi trường, không những vậy còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ để bảo vệ môi trường sống, làm tốt Economy and Forecast Review 239 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP được điều này chính là người có “đạo đức môi trường”. Đó chính là nhận thức sâu sắc lợi ích “hai chiều” giữa con người và thiên nhiên, ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong quá trình bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái, điều chỉnh hành vi của bản thân theo những chuẩn mực, quy tắc của đạo đức môi trường nhằm hướng tới xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, hài hoà và phát triển bền vững. Đạo đức môi trường đòi hỏi con người phải giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa con người và thiên nhiên, không chỉ vì lợi ích con người mà quên đi những lợi ích thiên nhiên, quên đi việc bảo tồn và phát triển nó. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ phải trả giá bằng những hệ luỵ khôn lường: “Chúng ta không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” [4, tr.654]. Đạo đức môi trường là một dạng thức đặc biệt của đạo đức xã hội, do đó cần căn cứ vào đạo đức môi trường để đánh giá con người. Theo đó, đạo đức môi trường bao gồm những quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của con người đối với môi trường thiên nhiên nhằm làm cho môi trường tốt lành đối với con người. Đạo đức môi trường là chuẩn mực đạo đức của xã hội, thể hiện những yêu cầu của xã hội đối với mỗi cá nhân trong bảo vệ môi trường. Những chuẩn mực đạo đức này định hướng thái độ, hành vi của con người đối với môi trường, bao gồm: Bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; tự giác tuân thủ các yêu cầu pháp lý về bảo vệ môi trường; tích cực hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường; xây dựng, thực hành văn hóa ứng xử và lối sống thân thiện với môi trường. Đạo đức môi trường thể hiện trình độ nhận thức của con người đối với các quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên; bởi vì có nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên thì con người mới cải biến tự nhiên mà không làm hại đến tự nhiên và chính mình. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức môi trường, chúng ta mới có thể đánh giá đầy đủ phẩm chất đạo đức của con người trong xã hội. Đạo đức môi trường không chỉ là sự đối xử có đạo đức của con người đối với tự nhiên, mà còn là sự đối xử có đạo đức giữa con người với con người. Đạo đức môi trường bao gồm ý thức đạo đức môi trường, quan hệ đạo đức môi trường và hành vi đạo đức môi trường. Ý thức đạo đức môi trường là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên, về vị trí, vai trò của co ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đạo đức môi trường Đạo đức môi trường sinh thái Môi trường sinh thái tại Việt Nam Giáo dục đạo đức môi trường Văn hóa môi trường Ý thức bảo vệ môi trườngTài liệu có liên quan:
-
87 trang 52 0 0
-
Khảo sát thái độ đối với các vấn đề môi trường của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
11 trang 45 0 0 -
222 trang 41 0 0
-
Giới thiệu sách Đạo đức môi trường
3 trang 37 0 0 -
48 trang 28 0 0
-
Hỏi đáp về công tác bảo vệ môi trường ở cơ sở: Phần 2
146 trang 27 0 0 -
5 trang 27 0 0
-
17 trang 26 0 0
-
Bảo vệ môi trường - Những quy định trong pháp luật Việt Nam: Phần 2
59 trang 26 0 0 -
Bảo vệ môi trường ở địa phương: Phần 2
192 trang 25 0 0