Danh mục tài liệu

Đào tạo kế toán khi áp dụng IFRS tại Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.12 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích cho thấy, nên tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo ở các cấp học sẽ có nhiều ưu điểm hơn là những khóa học độc lập và yếu tố quan trọng, để tích hợp thành công IFRS vào chương trình đào tạo là giúp người học và cả người dạy hiểu được lợi ích của việc áp dụng IFRS, tạo động lực cho quá trình dạy và học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo kế toán khi áp dụng IFRS tại Việt Nam n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam ĐÀO TẠO KẾ TOÁN KHI ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM #Nguyễn Thị Phương Thảo Khoa kinh tế, Đại học Tây Bắc Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế đã trở thành một tất yếu trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Việc áp dụng IFRS được xây dựng dựa trên nguyên tắc sẽ gây ra nhiều thách thức cho đào tạo kế toán Việt Nam – khi mà CMKT quốc gia được xây dựng dựa trên quy tắc. Những khó khăn được chỉ rõ và những đề xuất bao gồm: Thay đổi mô hình đào tạo lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tài liệu học tập và dịch thuật là những lưu ý khi áp dụng IFRS ở Việt Nam. Bài viết còn phân tích cho thấy, nên tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo ở các cấp học sẽ có nhiều ưu điểm hơn là những khóa học độc lập và yếu tố quan trọng, để tích hợp thành công IFRS vào chương trình đào tạo là giúp người học và cả người dạy hiểu được lợi ích của việc áp dụng IFRS, tạo động lực cho quá trình dạy và học. Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được áp dụng chính thức từ 01/01/2005 và hiện tại, có trên 100 quốc gia áp dụng. Tác động của việc áp dụng IFRS tới nền kinh tế đã được chỉ rõ qua nhiều nghiên cứu và là khác nhau với mỗi quốc gia. Với đào tạo kế toán cũng vậy, sự khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, mức độ phát triển của nghề nghiệp kế toán,… đòi hỏi những yêu cầu khác nhau khi áp dụng IFRS – được thiết kế dựa trên nguyên tắc. Song, việc tích hợp IFRS nên tiến hành theo cách thức như thế nào tại Việt Nam - một đất nước mà hệ thống Chuẩn mực kế toán (CMKT) được thiết kế dựa trên quy tắc vốn, đã được áp dụng và đưa vào đào tạo từ lâu. Tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo kế toán ở các cấp đào tạo Trong quá trình áp dụng IFRS trên toàn cầu, nhiều trường đại học đang gặp khó khăn khi đì tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào, khi nào, những gì” trong việc tích hợp IFRS vào chương trình giảng dạy kế toán hiện nay (Nilsen, 2008). Các lớp học về IFRS riêng biệt được cho là thiết thực và đơn giản. Sẽ dễ dàng hơn để thiết kế nội dung khi tách biệt hoàn toàn với các quy định kế toán quốc gia, lựa chọn giáo viên có kiến thức và kinh nghiệm cùng với tài liệu học tập phù hợp, đầy đủ từ IASB và nhiều tổ chức khác. Tuy nhiên, những khóa học như thế này chỉ phù hợp với những người thuộc chuyên ngành kế toán. Nó không thể thực hiện được với những nhà quản lý, nhà đầu tư, người làm kinh doanh,… khi chưa có những hiểu biết cơ bản về BCTC và các thông tin cơ bản liên quan đến IFRS. Ngoài ra, thì khóa học này sẽ không chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa quy định quốc gia và quốc tế, và như vậy thì rõ ràng là chưa đủ để thực hiện quá trình hội tụ. Thay vì những khóa học IFRS riêng biệt thì việc tích hợp IFRS trên toàn bộ chương trình đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc chỉ giới hạn chương trình đào tạo đại học) sẽ cho phép người học tổng hợp tốt hơn và củng cố các khái niệm IFRS và ứng dụng của nó, phân biệt những sự khác biệt giữa IFRS với quy định kế toán quốc gia. Đây là những điều kiện cần thiết cho quá trình hội tụ, về lâu dài là tốt cho sự phát triển của nghề nghiệp kế toán. 263 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Song, bất lợi của việc lồng ghép IFRS vào chương trình đào tạo là sự tốn kém khi đầu tư về thời gian và tiền bạc. Trước những áp lực về thời gian, sự ràng buộc về ngân sách và khan hiếm về các nguồn tài nguyên phương án này cần sự cân nhắc kỹ càng hơn. Những đầu tư cần có như: Thay đổi chương trình đào tạo, xây dựng bài giảng, tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên,… Câu hỏi IFRS sẽ được tích hợp trong chương trình đào tạo các cấp và/hoặc trong một khóa học riêng biệt là rất quan trọng, vì nó liên quan đến các mục tiêu và mục tiêu này sẽ được giải quyết trong chương trình giảng dạy. Nhưng theo cách nào thì người học cũng cần phải thu nhận được kiến thức về nguyên tắc của IFRS, chuẩn bị và cung cấp thông tin trên BCTC dựa trên IFRS và có thể phân tích các BCTC quốc tế lập theo IFRS để có thể thực hành như những chuyên gia thực sự về kế toán. Thời gian đầu chuẩn bị cho áp dụng IFRS, có thể mở các khóa học riêng biệt, nhằm vào các kế toán chuyên nghiệp đang công tác tại những công ty khả năng cao sẽ phải áp dụng IFRS, những kiểm toán viên, những cán bộ giảng dạy nghiên cứu. Đây là đội ngũ có kiến thức nền khá cơ bản về BCTC và tiêu chuẩn BCTC. Việc tiếp cận sẽ dễ dàng hơn và là bước đệm để nhân rộng những kiến thức về IFRS, tạo điều kiện thuận lợi chuẩn bị cho sự tích hợp IFRS vào các cấp học. Ví dụ: Giảng viên thông qua các khóa học này có điều kiện để sớm thay đổi về tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy cần thiết,… Người học và dạy ...