Đạo và đời, lí tưởng và hiện thực trong đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.98 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu, Chu Lai..., Ma Văn Kháng có vị trí quan trọng trong văn xuôi thời kì đổi mới. Các tiểu thuyết của ông thời kì này phản ánh bức tranh đa diện, nhiều sắc màu tối sáng của cuộc sống hậu chiến, nơi đang diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tiễn, “đạo” và “đời”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo và đời, lí tưởng và hiện thực trong đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 104-111 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0095 “ĐẠO” VÀ “ĐỜI”, LÍ TƯỞNG VÀ HIỆN THỰC TRONG ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ CỦA MA VĂN KHÁNG Đỗ Tiến Minh Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Vĩnh Phúc Tóm tắt. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu, Chu Lai. . . , Ma Văn Kháng có vị trí quan trọng trong văn xuôi thời kì đổi mới. Các tiểu thuyết của ông thời kì này phản ánh bức tranh đa diện, nhiều sắc màu tối sáng của cuộc sống hậu chiến; nơi đang diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tiễn, “đạo” và “đời”. . . Đám cưới không có giấy giá thú là dấu mốc bi ai của một giai đoạn các chuẩn mực, giá trị nhân sinh truyền thống bị đảo lộn. Đặng Trần Tự - nhân vật chính trong tiểu thuyết - không chỉ là người “lạc loài” ngay trong gia đình của mình, mà còn mãi mãi là kẻ “lạc thời”. . . Từ khóa: Ma Văn Kháng, Đám cưới không có giấy giá thú, trí thức, kẻ cơ hội. 1. Mở đầu Với Ma Văn Kháng, Ngẫu hứng tự do và sáng tạo (bài đăng trên Tạp chí Văn học, số 2/1989) không tách biệt mà đồng hành với nhiệm vụ Đổi mới tư duy tiểu thuyết (Nxb Hội Nhà văn, 2002). Coi việc “Viết tiểu thuyết là cả một cuộc đi săn hổ dữ” đòi hỏi tư duy, kinh nghiệm nghệ thuật, khả năng tìm tòi phát hiện, chuyển tải được các vấn đề cốt lõi, gai góc của thực tại cuộc sống, nên các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, từ Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Mưa mùa hạ (1982), Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989). . . đến Một mình một ngựa (2007), Chim én liệng trời cao (2017). . . sau này đều được công chúng độc giả và giới nghiên cứu phê bình háo hức đón nhận. Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn học, Nguyễn Thị Huệ nhấn mạnh Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 [2]. Bùi Lan Hương phân tích sâu Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng [3]. Trần Hoàng Thiên Kim điểm lại Những cuộc tổng kê của nhà văn Ma Văn Kháng qua các tiểu thuyết có tính chất dấu mốc trong hành trình sáng tạo của ông [4]. Nhà phê bình Phong Lê thì nói đến xung lực sáng tạo dồi dào của nhà văn trong bài viết Trữ lượng Ma Văn Kháng đăng liên tiếp trên hai số báo Văn nghệ [5]. . . Có thể nói, sáng tác của nhà văn, đặc biệt tiểu thuyết, từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn không chỉ của các nhà nghiên cứu phê bình, mà còn là đề tài của rất nhiều luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ [xem thêm trong 1, 7]. Bởi vậy, trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn trao đổi thêm về sự bất dung hợp giữa “đạo” và “đời”, “lí tưởng” và “hiện thực” ở một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông: Đám cưới không có giấy giá thú. Đám cưới không có giấy giá thú lồng ghép hai tuyến cốt truyện: cuộc hôn Ngày nhận bài: 15/6/2017. Ngày sửa bài: 2/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Đỗ Tiến Minh , e-mail: dotienminh.tranphu@gmail.com 104 “Đạo” và “đời”, lí tưởng và hiện thực trong Đám cưới không có giấy giá thú... nhân có giá thú đầy bi hài của cặp đôi Tự - Xuyến và ảo mộng bất thành của Tự với “chính danh”. Tiểu thuyết chứa đựng một mệnh đề kép về thế thái nhân tình thời hậu chiến, nơi các quan niệm, giá trị nhân sinh bị thách thức và đảo lộn, nơi những tấn bi kịch đời thường trớ trêu và nghiệt ngã vẫn tiếp tục đè nặng, đeo bám dai dẳng những người lính trở về từ chiến trường. 2. Nội dung nghiên cứu Hẫng hụt, khó hòa nhập cuộc sống khi trở về từ chiến trường là trạng thái tâm lí chung của nhiều người lính. “Thời trận mạc, anh đã cầm súng hết mình để rồi ngày giải phóng đầu tiên đi giữa Sài Gòn xa lạ như đi trên đất khách quê người với chiếc lon chuẩn úy tong toe trên cổ áo. Trở về, anh muốn làm lại từ đầu, làm lại hết mình nhưng rồi va đâu vấp đấy, vấp đến vỡ mặt: va phải gia đình, gia đình bỗng thành xa lạ; va vào tình yêu, tình yêu luôn luôn phản trắc; va vào cơ chế, cơ chế lúc có lúc không; va vào cơ quan đoàn thể, gặp phải những người như lão Quách. Tất cả mọi hành vi vận động ráo riết đòi đi lên, đòi cống hiến của anh đều gặp phải những vật cản không thể vượt qua nổi” [Chu Lai, Vòng tròn bội bạc, Nxb Văn học, 2013, tr.141]. Đó là thực cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của nhà báo Trần Hoài Linh trong Vòng tròn bội bạc của Chu Lai, và đó cũng là tâm trạng của ông Thuấn (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp), của Kiên (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh), của Vạn, Nghĩa (Bến không chồng – Dương Hướng). . . Cái phần nổi khoác áo “giai cấp”, “chuyên chính”, “thức thời” của những kẻ vụ lợi, bất tài, cơ hội - những đám hoa dại ven đường trong tiếng còi báo động thời chiến - nay chen lấn, nảy nở tràn lan trong công viên thời bình, đã níu giữ, ghì siết, làm tan vỡ bao giấc mộng của những người lính ngay trong niềm hân hoan sống sót trở về của họ. Chưa bao giờ và chưa khi nào số phận của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo và đời, lí tưởng và hiện thực trong đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 104-111 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0095 “ĐẠO” VÀ “ĐỜI”, LÍ TƯỞNG VÀ HIỆN THỰC TRONG ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ CỦA MA VĂN KHÁNG Đỗ Tiến Minh Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Vĩnh Phúc Tóm tắt. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu, Chu Lai. . . , Ma Văn Kháng có vị trí quan trọng trong văn xuôi thời kì đổi mới. Các tiểu thuyết của ông thời kì này phản ánh bức tranh đa diện, nhiều sắc màu tối sáng của cuộc sống hậu chiến; nơi đang diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tiễn, “đạo” và “đời”. . . Đám cưới không có giấy giá thú là dấu mốc bi ai của một giai đoạn các chuẩn mực, giá trị nhân sinh truyền thống bị đảo lộn. Đặng Trần Tự - nhân vật chính trong tiểu thuyết - không chỉ là người “lạc loài” ngay trong gia đình của mình, mà còn mãi mãi là kẻ “lạc thời”. . . Từ khóa: Ma Văn Kháng, Đám cưới không có giấy giá thú, trí thức, kẻ cơ hội. 1. Mở đầu Với Ma Văn Kháng, Ngẫu hứng tự do và sáng tạo (bài đăng trên Tạp chí Văn học, số 2/1989) không tách biệt mà đồng hành với nhiệm vụ Đổi mới tư duy tiểu thuyết (Nxb Hội Nhà văn, 2002). Coi việc “Viết tiểu thuyết là cả một cuộc đi săn hổ dữ” đòi hỏi tư duy, kinh nghiệm nghệ thuật, khả năng tìm tòi phát hiện, chuyển tải được các vấn đề cốt lõi, gai góc của thực tại cuộc sống, nên các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, từ Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Mưa mùa hạ (1982), Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989). . . đến Một mình một ngựa (2007), Chim én liệng trời cao (2017). . . sau này đều được công chúng độc giả và giới nghiên cứu phê bình háo hức đón nhận. Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn học, Nguyễn Thị Huệ nhấn mạnh Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 [2]. Bùi Lan Hương phân tích sâu Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng [3]. Trần Hoàng Thiên Kim điểm lại Những cuộc tổng kê của nhà văn Ma Văn Kháng qua các tiểu thuyết có tính chất dấu mốc trong hành trình sáng tạo của ông [4]. Nhà phê bình Phong Lê thì nói đến xung lực sáng tạo dồi dào của nhà văn trong bài viết Trữ lượng Ma Văn Kháng đăng liên tiếp trên hai số báo Văn nghệ [5]. . . Có thể nói, sáng tác của nhà văn, đặc biệt tiểu thuyết, từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn không chỉ của các nhà nghiên cứu phê bình, mà còn là đề tài của rất nhiều luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ [xem thêm trong 1, 7]. Bởi vậy, trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn trao đổi thêm về sự bất dung hợp giữa “đạo” và “đời”, “lí tưởng” và “hiện thực” ở một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông: Đám cưới không có giấy giá thú. Đám cưới không có giấy giá thú lồng ghép hai tuyến cốt truyện: cuộc hôn Ngày nhận bài: 15/6/2017. Ngày sửa bài: 2/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Đỗ Tiến Minh , e-mail: dotienminh.tranphu@gmail.com 104 “Đạo” và “đời”, lí tưởng và hiện thực trong Đám cưới không có giấy giá thú... nhân có giá thú đầy bi hài của cặp đôi Tự - Xuyến và ảo mộng bất thành của Tự với “chính danh”. Tiểu thuyết chứa đựng một mệnh đề kép về thế thái nhân tình thời hậu chiến, nơi các quan niệm, giá trị nhân sinh bị thách thức và đảo lộn, nơi những tấn bi kịch đời thường trớ trêu và nghiệt ngã vẫn tiếp tục đè nặng, đeo bám dai dẳng những người lính trở về từ chiến trường. 2. Nội dung nghiên cứu Hẫng hụt, khó hòa nhập cuộc sống khi trở về từ chiến trường là trạng thái tâm lí chung của nhiều người lính. “Thời trận mạc, anh đã cầm súng hết mình để rồi ngày giải phóng đầu tiên đi giữa Sài Gòn xa lạ như đi trên đất khách quê người với chiếc lon chuẩn úy tong toe trên cổ áo. Trở về, anh muốn làm lại từ đầu, làm lại hết mình nhưng rồi va đâu vấp đấy, vấp đến vỡ mặt: va phải gia đình, gia đình bỗng thành xa lạ; va vào tình yêu, tình yêu luôn luôn phản trắc; va vào cơ chế, cơ chế lúc có lúc không; va vào cơ quan đoàn thể, gặp phải những người như lão Quách. Tất cả mọi hành vi vận động ráo riết đòi đi lên, đòi cống hiến của anh đều gặp phải những vật cản không thể vượt qua nổi” [Chu Lai, Vòng tròn bội bạc, Nxb Văn học, 2013, tr.141]. Đó là thực cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của nhà báo Trần Hoài Linh trong Vòng tròn bội bạc của Chu Lai, và đó cũng là tâm trạng của ông Thuấn (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp), của Kiên (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh), của Vạn, Nghĩa (Bến không chồng – Dương Hướng). . . Cái phần nổi khoác áo “giai cấp”, “chuyên chính”, “thức thời” của những kẻ vụ lợi, bất tài, cơ hội - những đám hoa dại ven đường trong tiếng còi báo động thời chiến - nay chen lấn, nảy nở tràn lan trong công viên thời bình, đã níu giữ, ghì siết, làm tan vỡ bao giấc mộng của những người lính ngay trong niềm hân hoan sống sót trở về của họ. Chưa bao giờ và chưa khi nào số phận của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ma Văn Kháng Đám cưới không có giấy giá thú Ngẫu hứng tự do và sáng tạo Bi kịch của một đám cưới có hôn thú Cuộc hôn phối bất thành giữa đạo và đời Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mớiTài liệu có liên quan:
-
Giáo án bài Tập đọc: Mùa thảo quả - Tiếng việt 5 - GV.Lê T.Hoà
3 trang 36 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
51 trang 33 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
111 trang 21 0 0 -
6 trang 20 0 0
-
Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 25 bài: Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng
24 trang 18 0 0 -
Vấn đề xác lập vị trí đặc thù của người trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
7 trang 17 0 0 -
Giáo án Ngữ Văn 12 – Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)
5 trang 15 0 0 -
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn xuôi Ma Văn Kháng
7 trang 15 0 0 -
Đám cưới không có giấy giá thú - Mùa lá rụng trong vườn: Phần 2
398 trang 15 0 0 -
121 trang 15 0 0