
Đất và người Bình Dương qua tư liệu văn học dân gian
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đất và người Bình Dương qua tư liệu văn học dân gian ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH DƯƠNG QUA TƯ LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN Nguyễn Thị Kim Ánh1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Bình Dương cũng như vùng đất Nam Bộ có lịch sử chỉ hơn 300 năm. Lưu dân người Việt vàokhẩn hoang vùng đất Bình Dương đã đem theo những câu ca dao, điệu hát, câu hò của làng quêmình. Dòng văn học dân gian du nhập vào vùng đất mới đã thích nghi với môi trường và hoàn cảnhmới biến đổi thành văn học dân gian phản ánh đời sống, tâm tư tình cảm…của người dân sinh sốngở vùng đất Bình Dương. Bên cạnh đó, trong quá trình khai hoang lập làng, lao động sản xuất, ngườidân ở vùng đất Bình Dương cũng sáng tác nhiều câu hát, truyện kể, ca dao…phản ánh thiên nhiênvà cuộc sống ban đầu cũng như tâm tư tình cảm của họ. Từ những tư liệu văn học dân gian ở BìnhDương như truyện kể, ca dao, hát ru... chúng ta biết ít nhiều về đất và người Bình Dương. Từ khóa: Ca dao, đất và người, hát ru, truyện kể, văn học dân gian…1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tư liệu văn học dân gian là một kho tàng vô giá của con người. Tư liệu văn học dân gian được tậpthể nhân dân sáng tạo ra và truyền miệng từ đời này sang đời khác. Muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đờisống, con người…một vùng đất thì một trong các nguồn tư liệu phong phú chính là tư liệu dân gian. Tưliệu dân gian ở Bình Dương được di dân đem đến từ quê hương của họ nhưng đến vùng đất Bình Dươngcó sự giao thoa giữa các vùng văn hóa và Văn học dân gian có biến đổi để phản ánh đúng thực tế thiênnhiên, môi trường lao động và cuộc sống của người Bình Dương. Nhằm giới thiệu và phổ biến tư liệu vănhọc dân gian góp phần trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, văn hóa, văn học…tác giả viết bàitham luận về “Đất và người Bình Dương qua tư liệu văn học dân gian” qua các thể loại văn học dân gianở Bình Dương như: truyện kể, ca dao, hát đưa em, hò, lý, vè…được sưu tầm qua các gia đình người Việtđã sinh sống ở vùng đất Bình Dương nhiều thế hệ và các tư liệu thành văn đã được xuất bản.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp sưu tầm tư liệu thành văn và tư liệu truyền miệng về văn học dân gian, phân loạivà phân tích tư liệu. Tác giả so sánh, đối chiếu với các vùng miền khác để chứng minh tính dị bảncủa văn học dân gian. Phương pháp lịch sử được sử dụng trong kiểm chứng tư liệu về xuất xứ, độ tin cậy của tư liệutruyền miệng để đảm bảo tính khoa học. Phương pháp logic được sử dụng trong phân tích tư liệu văn học dân gian logic với bối cảnhlịch sử vùng đất Bình Dương xưa, phù hợp những đặc thù về địa hình, khí hậu, cảnh quan, các giốngcây cỏ, sinh vật phù hợp vùng đất Bình Dương cũng như tính cách người Bình Dương nói riêng vàcư dân Nam Bộ nói chung.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trên cơ sở lý luận nghiên cứu về văn học dân gian, tác giả giới thiệu khái niệm, thuật ngữ, đặctrưng văn học dân gian. Bài viết đã tổng hợp và giới thiệu cho người đọc một số thể loại văn học dângian ở Bình Dương như ca dao, hát ru em, lý, hò, vè, truyện kể, truyện tiếu lâm…theo chủ đề về cảnh 231quan, động thực vật, sinh hoạt và tính cách người Bình Dương xưa nhằm cung cấp tư liệu trong nghiêncứu và giảng dạy văn học, lịch sử (khẩn hoang), văn hóa… 3.1. Tổng quan về văn học dân gian Thuật ngữ văn học dân gian Ngoài những cách gọi mang tính tự phát dựa vào phương thức lưu truyền của văn học dân giannhư văn chương truyền miệng, văn chương bình dân thì một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và quenthuộc trong những năm gần đây là thuật ngữ văn học dân gian. Đồng thời thuật ngữ folklore được đềxướng năm 1846 bởi nhà nhân chủng học người Anh tên là Ulyam Jôm Tôm đã trở thành thuật ngữcó tính chất quốc tế. Theo nghĩa của từ “folk” (quần chúng người dân, dân gian) “lore” (toàn bộ sựhiểu biết, tri thức). Vì vậy các nhà nghiên cứu có quan niệm rộng hẹp khác nhau về folklore (folkloretương đương với thuật ngữ văn hóa dân gian; tương đương với thuật ngữ văn nghệ dân gian ; đồngnghĩa với thuật ngữ văn học dân gian ). Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian, lànhững tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mụcđích phục vụ trực tiếp cho cộng đồng. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôntừ mang tính tập thể -truyền miệng: tính dị bản và là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp (tổng hợptự nhiên) mang tính thực hành-sinh hoạt. (Phạm Thu Yến. 2014, tr.11). Tìm hiểu về văn học dân gian Bình Dương dựa vào những căn cứ sau đây để xác định được tưliệu văn học dân gian này là của vùng đất Bình Dương: Thứ nhất, những tư liệu sưu tầm từ ngườiViệt sinh sống ở vùng đất Bình Dương từ lâu đời qua nhiều thế hệ; Thứ hai, tư liệu văn học dân gianhiện nay đang lưu truyền ở Bình Dương; Thứ ba, trong nội dung văn học dân gian có các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đất và người Bình Dương Văn học dân gian Văn học dân gian Bình Dương Văn học nghệ thuật Bình Dương Vùng đất Bình DươngTài liệu có liên quan:
-
2 trang 295 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 1): Phần 1
194 trang 141 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Văn học dân gian năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 134 1 0 -
114 trang 127 0 0
-
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 2): Phần 2
116 trang 119 0 0 -
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (In lần thứ V): Phần 2
49 trang 108 0 0 -
Dân ca Việt Nam - Tục ngữ ca dao: Phần 2
416 trang 79 0 0 -
219 trang 68 0 0
-
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
181 trang 57 1 0 -
Ẩm thực trong văn học dân gian người Việt
11 trang 56 0 0 -
Nghiên cứu phân tích tác phẩm văn học dân gian
119 trang 55 1 0 -
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam: Phần 2 - Trần Tùng Chinh
59 trang 49 0 0 -
72 trang 46 0 0
-
Nghiên cứu ca trù dưới góc nhìn âm nhạc dân tộc học
5 trang 41 0 0 -
Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát Ghẹo Thanh Hóa
7 trang 40 0 0 -
38 trang 40 0 0
-
Giới thiệu sử thi Chăm - Inra Patra
6 trang 39 0 0 -
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 4: Truyện kể dân gian Nam Bộ) - Phần 1
130 trang 39 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Văn học dân gian năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 38 0 0