Danh mục tài liệu

Dấu ấn của một vị quan thời Chúa Nguyễn qua góc nhìn làng xã vùng Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 705.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Cửu Thế (1666-1731) sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ tướng, phụng sự cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ông là người đã tiếp nối và phát huy truyền thống đó của gia đình, dòng họ. Ông làm quan trải ba triều chúa Nguyễn, một lòng trung cần với sự nghiệp của chúa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn của một vị quan thời Chúa Nguyễn qua góc nhìn làng xã vùng Huế150 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 ĐẤT NƯỚC - NHÂN VẬT DẤU ẤN CỦA MỘT VỊ QUAN THỜI CHÚA NGUYỄN QUA GÓC NHÌN LÀNG XÃ VÙNG HUẾ Võ Khắc Vãng* Mai Văn Được** 1. Sự nghiệp của một vị quan trải ba đời chúa - Trung quốc công NguyễnCửu Thế (1666-1731) Nguyễn Cửu Thế sinh ngày 18/4/1666, quê gốc ở huyện Tống Sơn, ThanhHóa, là con thứ ba của Trấn thủ doanh Bố Chính Nguyễn Cửu Ứng và bà Đặng ThịVõng. Ông nội của Nguyễn Cửu Thế là Chưởng doanh Nguyễn Cửu Kiều, ngườiđã mang mật thư và bảo ấn mà Chính phi Nguyễn Phúc Ngọc Tú (con gái của chúaNguyễn Hoàng và là vợ của chúa Trịnh Tráng) giao cho từ Đông Đô vào ĐàngTrong dâng lên chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1623;(1) và cũng từ đó, mở đầucho quá trình định cư của dòng họ Nguyễn Cửu ở đất Đàng Trong.(2) Sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi làm quan nhiều đời lại được mangquốc tính (họ của chúa),(3) từ nhỏ Nguyễn Cửu Thế đã được ấm tử tiến thân, banđầu quản đội Tiểu sai, phụng chức Cần cẩn dưới đời chúa Nguyễn Phúc Thái(1687-1691). Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), ông được thăng làmchức Chưởng cơ.(4) Mùa xuân năm Kỷ Sửu (1709), người em của Nguyễn Cửu Thế là Cai độiKhâm Minh hầu Nguyễn Cửu Ta(5) cùng với Nội hữu Chưởng doanh Tống PhúcThiệu (con Nội tả Chưởng doanh Tống Phúc Trí) “ngầm mưu làm việc trái phép”.(6)Biết chuyện, Nguyễn Cửu Thế đã bỏ qua tình riêng, mật báo lên chúa. Sau đó, CửuTa và Phúc Thiệu bị quân chúa bắt, tra xét. Chúa khen Nguyễn Cửu Thế đã vì việcnước, dẹp yên nổi loạn và thăng ông lên chức Nội hữu Chưởng doanh, đồng thời gảcon gái thứ hai của chúa cho ông là Công nữ Ngọc Phượng.(7) Ông còn được chúatặng đôi liễn ngự chế(8) với nội dung như sau: “Vi đống vi lương, trọng trấn Nam triều lương hữu bật. Thức kim thức ngọc, tráng ngô quốc lão điện bàn an.” Nghĩa là: “Làm cột làm rường, trọng trấn Nam triều thật là phụ bật xứng đáng. Như vàng như ngọc, khen người quốc lão giúp cho bàn thạch vững vàng”.(9)* Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.** Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế.Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 151 Mùa xuân năm Giáp Ngọ (1714), “bọn ác man Cam Lộ quấy rối biên thùy.Chúa sai Nội hữu Nguyễn Cửu Thế (lại tên là Võ, con Nguyễn Cửu Ứng, lấy côngchúa Ngọc Phượng) đem quân 5 thuyền súng đao của Cựu dinh đi đánh, bắt được[man] trưởng là Trà Xuy và đồ đảng đem về”.(10) Năm 1725, chúa Nguyễn Phúc Chu mất, chúa Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738)lên thay, Nguyễn Cửu Thế được cử làm nguyên lão Phụ chính. Ông còn hết lòngphụ đạo cho hoàng tử Nguyễn Phúc Khoát ở Thanh cung (cung thái tử ở, giốngnhư Tiềm để).(11) Làm quan dưới ba đời chúa, thọ 66 tuổi, Nguyễn Cửu Thế một lòng trung cầnvới sự nghiệp của chúa. Ông được truy tặng “Tán trị công thần, Đặc tiến khai phủphụ quốc Thượng tướng quân, Trấn thủ, Hữu quân đô thống phủ đô đốc”.(12) Năm1739, Nguyễn Cửu Thế được chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) truy tặng“Thiếu phó Trung quốc công”.(13) Ông có 4 người vợ (chánh phối Công nữ Ngọc Phượng, nguyên phối NguyễnThị Hoa, thứ phu nhân Bùi Thị Mát và bà thứ thiếp không rõ họ tên), sinh 13 ngườicon trai và 14 con gái. Trong đó có 3 người con trai từng giữ những chức vụ quantrọng trong bộ máy chính quyền chúa Nguyễn. Người con trai cả Nguyễn CửuQuý giữ chức Ngoại hữu Chưởng doanh, tặng phong Tá lý công thần, Tả quân Đôđốc phủ trấn phủ, Uyên quận công; con trai thứ ba Nguyễn Cửu Thông làm Caiđội, giữ quân cấm vệ, dần thăng đến Nội tả Chưởng cơ, lại lên Chưởng doanh,tặng Trấn phủ, Kính quận công; con trai thứ tư Nguyễn Cửu Pháp làm đến Ngoạihữu Chưởng doanh, kiêm quản hai bộ Lễ, Hình, cai quản Nhà đồ, tước Hoán quậncông.(14) Như vậy, không chỉ cá nhân Nguyễn Cửu Thế mà các con ông đều lànhững bậc công thần, hết lòng vì việc nước, cùng với cha ông của mình làm nêntruyền thống võ tướng của dòng họ Nguyễn Cửu. 2. Dấu ấn của Trung quốc công Nguyễn Cửu Thế qua góc nhìn làng xã Trong cuộc đời làm quan của mình, Trung quốc công Nguyễn Cửu Thế khôngchỉ trung thành phục vụ sự nghiệp của chúa Nguyễn mà còn tận tụy với dân chúng,là tấm gương một vị quan thương dân, được người dân hai làng Mỹ Á (xã VinhHải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và Thủy Tú (xã Hương Vinh, thị xãHương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) thờ phụng. 2.1. Miếu thờ Nguyễn Cửu Thế ở làng Mỹ Á Làng Mỹ Á nằm về phía đông-đông nam thành phố Huế. Nơi đây, người dânđã thờ phụng Trung quốc công Nguyễn Cửu Thế qua nhiều đời trong ngôi miếu cótên “Miếu Nguyễn Cửu”. Gia phả họ Nguyễn Cửu tại làng Vân Dương có chép về việc làng Mỹ Á lậpmiếu thờ Nguyễn Cửu Thế như sau: “… năm thứ 15 hiệu Cảnh Hưng (1754) Mỹ152 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016Á ấp lập miếu phụng ...