Danh mục tài liệu

Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn Khói trời lộng lẫy của Nguyễn Ngọc Tư

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 470.95 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Ngọc Tư – một trong những cây bút của nền văn học đương đại, khi hầu hết các nhà văn hướng ngòi bút về thành thị, bà lại lựa chọn hướng đi riêng, chọn về mảnh đất miền Tây sông nước. Truyện ngắn Khói trời lộng lẫy mở ra một vùng trời cô đơn, những con người bé mọn gian nan. Ở đó tình nghĩa của những con người xa lạ trôi dạt về bên nhau bởi sự đưa đẩy của cuộc đời. Dưới cái nhìn của hậu hiện đại, truyện ngắn vừa là một cực mang sự bình thường, một cực lại là sự bất thường, kỳ dì đến lạ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn Khói trời lộng lẫy của Nguyễn Ngọc Tư DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TRUYỆN NGẮN KHÓI TRỜI LỘNG LẪY CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Nguyễn Thị Diễm Quyên 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Thế kỷ XX là thời đại của bùng nổ công nghệ thông tin và sự phát triển của các khối ngànhkỹ thuật, khoa học tự nhiên, là một trong những yếu tố làm biến đổi nhanh chóng trong đời sốngxã hội. Các quan niệm về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo… cũng dần có sự thay đổi.Điều này dẫn đến những ảnh hưởng đối với văn học với sự xuất hiện các thuật ngữ, các trườngphái phê bình, lí luận trong những năm gần đây. Thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại(postmodernism) ra đời vào cuối thế kỷ XIX và nó nhanh chóng lan tỏa, nhận được sự đón nhậntừ giới nghiên cứu. Hậu hiện đại giúp những nhà văn bao quát được đời sống xã hội thể hiện cáinhìn đa chiều, đa cực về con người về cuộc sống. Nguyễn Ngọc Tư – một trong những cây bút củanền văn học đương đại, khi hầu hết các nhà văn hướng ngòi bút về thành thị, bà lại lựa chọnhướng đi riêng, chọn về mảnh đất miền Tây sông nước. Truyện ngắn Khói trời lộng lẫy mở ra mộtvùng trời cô đơn, những con người bé mọn gian nan. Ở đó tình nghĩa của những con người xa lạtrôi dạt về bên nhau bởi sự đưa đẩy của cuộc đời. Dưới cái nhìn của hậu hiện đại, truyện ngắn vừalà một cực mang sự bình thường, một cực lại là sự bất thường, kỳ dì đến lạ. Con người trong truyệnngắn bị gạt ra ngoài cuộc sống của gia đình, cộng đồng. Họ như những người chầu rìa sống nhờtrong vũ trụ, luôn nỗ lực hòa nhập vào cộng đồng để trở thành trung tâm, là trung tâm. Từ khoá: hậu hiện đại, Khói trời lộng lẫy, Nguyễn Ngọc Tư1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gần đây, thuật ngữ “hậu hiện đại” không còn xa lạ, nó được giới cầm bút ở Việt Namnhắc đến ngày một nhiều, nó xuất hiện trong các cuộc hội thảo, toạ đàm, các bài phê bình,nghiên cứu… Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện từ sau thế kỷ XX ở châu Âu với tư cách là mộttrào lưu văn hóa và xác lập với nhiều lĩnh vức: triết học, tôn giáo, văn chương, hội họa, âmnhạc… Được lớn lên từ Châu Âu, hậu hiện đại dần lan tỏa sang các khu vực khác trên thế giới.Trên bước đệm phát triển đó, buộc nền văn học ở Việt Nam có sự tiếp nhận và phát huy nhữnggiá trị của nó. Và hậu hiện đại như một công cụ giúp giải mã những chuyển động quy luật củahiện tượng văn học Việt Nam. Cùng với những nhà văn trẻ cùng thời điểm, Nguyễn Ngọc Tưlà một trong những nhà văn mới, giàu khả năng sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận đối mặt vớinhững vấn đề “mới” và “mạo hiểm” trên văn đàng. Với những nỗ lực về cách tân nghệ thuật,quan niệm nghệ thuật mới mẻ về mối quan hệ con người và đời sống, Nguyễn Ngọc Tư đã địnhhình cho chính mình một khuôn mặt với những phong cách ấn tượng. Mặc dù, nữ nhà văn chưatừng tuyên ngôn bản thân theo lối viết của chủ nghĩa, trào lưu hay trường phái nào, nhưng vớinhững vấn đề xuất hiện trong tác phẩm về người, về đời của cô mang dấu ấn của hậu hiện đại,mà trong đó không thể nói đến truyện ngắn Khói trời lộng lẫy. 3612. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Phương pháp này làm rõ vai trò trong việc mô hìnhhóa và hệ thống hóa các quan điểm về hậu hiện đại. Bên cạnh đó, bài viết đặt truyện ngắn nhưmột chỉnh thể thống nhất trong diện mạo chung của văn học Việt Nam đương thời. Phươngpháp này cũng hỗ trợ trong việc triển khai các bình diện nghiên cứu một cách logic và chặt chẽ. Phương pháp lịch sử xã hội: tìm hiểu lí thuyết về hậu hiện đại và những dấu ấn của chủnghĩa này trong sáng tác của tác giả. Phương pháp thống kê – phân loại: hỗ trợ cho việc hình thành các luận điểm chính củabài nghiên cứu, giúp xác định những yêu tố mang dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát về hậu hiện đại Thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) lần đầu tiên được xuất hiện trongcuốn sách của một nhà triết học người Đức (Rudolf Pannwitz) vào năm 1917. Sau đó, các nhànghiên cứu như Irving Howe, Ihab Hassan, Michel Foucault, Jean-François Lyotard… đãnghiên cứu và phát triển ý nghĩa thuật ngữ này. Mặc dù xuất hiện năm 1917, nhưng đến nhữngnăm 50, 60 của thế kỷ XX thuật ngữ này mới bắt đầu được hình thành và phát triển như mộttrào lưu. Khái niệm hậu hiện đại (Postmodern) được dùng để chỉ một giai đoạn phát triển kinhtế, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật cao của nhân loại. Nó ra đời khi mà các chủ thuyết hiện đại đãtrở nên già cỗi, đã trở thành những đại tự sự. Lyotard xác định: “Hậu hiện đại là sự hoài nghiđối với các siêu tự sự. Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học; nhưng sự tiếnbộ này đến lượt nó lại tiền giả định sự hoài nghi đó. Tương ứng với sự già cỗi của cơ chế siêutự sự trong việc hợp thức hóa là sự khủng hoảng của nền triết học siêu hình học, cũng như sựkhủng hoảng của thiết chế đại học phụ thuộc vào nó” (Lê Huy Bắc, 2019, tr.29). “Thời hậu hiện đại sản sinh ra Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism). Chủ nghĩa hậuhiện đại đề xuất nhiệm vụ đi tìm bản nguyên của con người và vũ trụ, đi tìm nền tảng của nhậnthức và của cả cách thức tri nhận thế giới, qua đó hòng cắt nghĩa đâu là tự do, hạnh phúc đíchthực của con người” (Lê Huy Bắc, 2019, tr.29). Nó được thể hiện trong nhiều lĩnh vực tư tưởng,mĩ học, triết học, nghệ thuật hay văn học. Nhìn chung, hậu hiện đại được hiểu như cách nhìnnhận con người và thế giới trong trục quay hiện đại của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, tùy vàonhững đặc điểm riêng của từng quốc gia mà chủ nghĩa này có những sắc thái riêng. Khái niệmhậu hiện đại đến nay không còn xa lạ với người Việt Nam. Tại Việt Nam, các công trình nghiêncứu về vấn này còn hạn chế, đa phần được biên soạn, dịch thuật kể từ sau năm 2000. Việc đưara khái niệm cho chủ nghĩa này là điều vô cùng khó khăn, những năm 1980 kh ...