Danh mục tài liệu

Dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài học cho thế hệ trẻ hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.03 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài học cho thế hệ trẻ hiện nay" trình bày dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và bài học cho thế hệ trẻ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài học cho thế hệ trẻ hiện nay DẤU ẤN LỊCH SỬ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - BÀI HỌC CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Cẩn Khoa Lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) Email: xuancan0906@gmail.com Tóm tắt: Bài viết trình bày dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịchĐiện Biên Phủ năm 1954 và bài học cho thế hệ trẻ hiện nay. Từ khóa: dấu ấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954, bàihọc, thế hệ trẻ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tên thật là Võ Giáp (bí danh là Dương Hoài Nam,Anh Văn), sinh ngày 25/8/1911, tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ônglà một nhà chỉ huy quân sự, chính trị gia Việt Nam kiệt xuất. Ngày 20/1/1948, Chủ tịchHồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL, phong cấp hàm Đại tướng cho đồng chí Võ NguyênGiáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ. Ông trở thành vị Đại tướngđầu tiên của quân đội - Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, một conngười luôn sống hết mình vì Nhân dân, vì đất nước. Trước khi trở thành một vị Đạitướng lừng danh, ông từng là thầy giáo dạy lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, HàNội (5/1939) và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail(Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng (1936 - 1939) với bút danh Vân Đình. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Có lẽ, chính sự am hiểu lịch sử và gắn với thực tiễn khi viết báo đã làm nên cốtcách của một vị tướng đầy nhân văn, một trong những người kiến tạo những trang sử vẻvang của Việt Nam trong thế kỷ XX. Không chỉ lừng danh là một vị tướng thiên tài củathời đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được biết đến là một vị tướng tài đức, văn, võsong toàn, một nhà chính trị, quân sự vì dân, vì nước. Đức độ, tài năng của Ông đã manglại cho Ông niềm tin yêu trọn vẹn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; lòng mến mộ củabạn bè quốc tế và cả sự khâm phục của chính những tướng lĩnh đã từng đối đầu trênchiến trường. Nhà Sử học quân sự, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ Cecil B.Curey cho rằng:“Hết người Pháp rồi đến lượt người Mỹ bối rối trước cách đánh của Tướng Giáp, Ôngtrở thành bậc thầy về chiến thuật, hậu cần và chiến lược. Ông sáng tạo một kiểu chiến 296tranh mà cả Pháp lẫn Mỹ không thể đánh thắng”1. Còn Nhà báo, nhà Sử học người MỹStanley Karnow viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đăng trên tờ New York Timestháng 6/1990: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh của quân đội Cộng sản ViệtNam là một trong những vị tướng tài giỏi nhất lịch sử thế giới... Là một nhà chiến lượctáo bạo, một tư duy logic tài năng và một nhà tổ chức không biết mệt mỏi, Đại tướngVõ Nguyên Giáp đã chiến đấu suốt hơn 30 năm, biến một đội quân du kích áo vải ít ỏithành một trong những quân đội hiệu quả nhất của thế giới...”2 Trong tất cả những bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, sau Cách mạngtháng Tám năm 1945 và những chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống Pháp vàchống Mỹ cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là một trong những nhân vật lịchsử đứng ở vị trí hàng đầu dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Quân đội nhân dânViệt Nam. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấyít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại, sử dụng chiến tranh nhân dânlà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Ông, đã được bắt nguồn từ tinh hoa nghệ thuật đánhgiặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác - Lênin và được đúc rúttừ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh, mà nổi bậtlà chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Có thể nói, những chiến thắng vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà Đại tướngTổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp góp phần làm nên, đã tác động mạnh mẽ vào dòng chảylịch sử của dân tộc. Những chiến tích ấy đã nâng Ông lên tầm một vị tướng huyền thoại,một thiên tài quân sự của mọi thời đại, để lại dấu son rực rỡ trong lịch sử quân sự ViệtNam và thế giới. Chính vì những thành quả lớn lao và quan trọng đó, năm 1984, Hộiđồng khoa học Hoàng gia Anh đã bầu chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10danh nhân quân sự vĩ đại nhất thế giới. Đặc biệt, trong số 10 bức chân dung được tạctượng bằng vàng và đặt trang trọng ở Viện Bảo tàng lớn nhất London, chỉ duy nhất Đạitướng Võ Nguyên Giáp được tạc tượng khi vẫn đang còn sống. Sau này, nhà nghiên cứuquân sự người Anh, ông Peter McDonald, đánh giá: “Võ Nguyên Giáp trong 30 nămliền vẫn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và trong gần 50 năm, vẫn tham dự nhữnghội nghị chính trị ở cấp cao nhất của đất nước. Đó là hai sự kiện vô song trong lịch sử.Chúng ta khó mà so sánh ông với các tướng lĩnh khác về sự điều hành ở tầm cao củacuộc chiến tranh du kích và ở những cuộc hành binh lớn”3. Dấu ấn đậm nét trong cuộcđời binh nghiệp - hành trình lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cách mạng ViệtNam, khiến nhiều nhà quân sự tài ba, lỗi lạc của thế giới phải khâm phục, đó chính là1 Cecil B. Curey (2013), Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam Đại tướng Võ Nguyên Giáp,Nguyễn Văn Sự dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr.450.2 Đặng Loan (2021), Báo chí nước ngoài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguồn: https://www.qdnd.vn/tuong-linh-viet-nam/bao-chi-nuoc-ngoai-noi-ve-dai-tuong-vo-nguyen-giap-668116.3 Peter MacDonald (1992), Võ Nguyên Giáp - Một sự đánh giá (Giap, an assessment) ...

Tài liệu có liên quan: