Danh mục tài liệu

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.13 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở những nguồn sử liệu thành văn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX và một số công trình của các tác giả thời kì hiện đại, bài viết này nhằm chứng minh một luận điểm chưa thực sự phổ biến: đất và người Nghệ An – Hà Tĩnh có sự trỗi dậy một cách mạnh mẽ, nổi bật trong bối cảnh sân khấu chính trị và văn đàn Đại Việt cuối thế kỉ XVIII.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIIIHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0012Social Sciences, 2021, Volume 66, Issue 1, pp. 98-106This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẤU ẤN VÙNG ĐẤT NGHỆ AN – HÀ TĨNH TRÊN BÌNH DIỆN QUỐC GIA ĐẠI VIỆT NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII Lê Hiến Chương Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời kì trung đại, vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh thường được coi là “then khóa” của nước nhà, nhưng cũng là nơi “đất xấu dân nghèo”, lắm thiên tai, địch họa. So với khu vực phía Bắc, quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở xứ Nghệ thường đi sau một bước và ít nhiều có sự khác biệt. Đến nửa cuối thế kỉ XVIII, trong bối cảnh mới đầy rẫy những biến cố và đổi thay, đất và người Nghệ An – Hà Tĩnh từng bước xác lập một vị trí mới với nhiều dấu ấn lớn trên bình diện quốc gia, đặc biệt là trên chính trường và lĩnh vực khoa bảng, văn học. Sự trỗi dậy của xứ Nghệ trong giai đoạn này cho thấy những thay đổi lớn về sự phát triển cũng như tương quan lực lượng vùng miền ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Từ khóa: thế kỉ XVIII, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thiếp.1. Mở đầu Trong nhiều thế kỉ, qua nhiều triều đại, xứ Nghệ (gồm Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay)nằm ở miền biên viễn xa xôi của cương vực Đại Việt truyền thống rồi lãnh thổ Đàng Ngoàicũ. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII, cục diện chính trị nước nhà hầu như được quyết định bởicác lực lượng ở đồng bằng sông Hồng và Thanh Hóa – hai khu vực đông dân bậc nhất vàcũng là hai trung tâm quyền lực truyền thống nổi bật nhất. Vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh có vai trò to lớn trong các cuộc kháng chiến chốngNguyên – Mông thế kỉ XIII và khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỉ XV, nhưng cho đến thế kỉXVII, nơi đây vẫn chỉ được coi là “đất căn bản” chính quyền vua Lê – chúa Trịnh ở ĐàngNgoài, là “vựa lính” hơn là một trung tâm quyền lực thực sự. Thư tịch ghi chép về NghệAn – Hà Tĩnh từ khoảng thế kỉ XVII trở về trước cũng không nhiều. Phải đến đầu thế kỉXIX, diện mạo về đất và người xứ Nghệ mới hiện rõ hơn qua những công trình của ngườiđương thời, trong đó nổi bật là Nghệ An kí, Hoàng Lê nhất thống chí và Đại Nam nhấtthống chí. Nghệ An kí (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993) là công trình nổi bật trong kho tàngđịa chí địa phương ở Việt Nam thời kì trung đại, được Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757 -1828) biên soạn vào những năm đầu của thế kỉ XIX. Ngoài những nội dung về diên cách,núi sông, lịch sử, văn thơ…, tác giả đã dành một dung lượng đáng kể cho những sự kiệnlịch sử diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII, gắn liền với tiểu sử của nhiều nhân vật xứ Nghệ, thểhiện rõ vai trò nổi bật của vùng đất này trong những biến cố gắn liền với phong trào TâySơn. Trong sách này, Bùi Dương Lịch cũng chép về sự chuyển mình về văn hiến của NghệAn – Hà Tĩnh từ cuối thế kỉ XVIII, mà ông cho là do sự thay đổi của “khí vị”, tức thổ âmảnh hưởng đến thơ văn: “Trong số 28 ngôi sao của hội Tao Đàn thời Hồng Đức, Nghệ AnNgày nhận bài: 2/1/2021. Ngày sửa bài: 29/1/2021. Ngày nhận đăng: 10/2/2021.Tác giả liên hệ: Lê Hiến Chương. Địa chỉ e-mail: chuonglh@hnue.edu.vn98 Dấu ấn vùng đất Nghệ An trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIIIkhông có một người nào… Gần đây, các ông (người Nghệ An) sinh ra và lớn lên ở kinh đô mớicó những thi tập lưu truyền với đời, đó cũng là do khí vị đã có sự thay đổi” [1; 215]. Nếu Nghệ An kí của Bùi Dương Lịch là một công trình thiên về ghi chép địa chí đơn thuầnthì Hoàng Lê nhất thống chí (Nxb Văn học, Hà Nội, 2001) của Ngô gia văn phái lại là một dạngtiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Dù được thêm thắt nhiều chi tiết nhưng nội dung cốtlõi của bộ sách này vẫn là một nguồn sử liệu quý giá khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cuốithế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Sách cũng cung cấp những thông tin giá trị về vai trò, vị trí củavùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh cũng như một số nhân vật xuất thân từ khu vực này trong nhữngdiễn biến chính trị ở Đại Việt cuối thế kỉ XVIII, như Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thiếp...Trong Hoàng Lê nhất thống chí, chân dung, hành trạng và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Chỉnhđược các tác giả khắc họa một cách rõ nét, cho thấy trước khi là một tướng lĩnh, một nhà thammưu đắc lực của Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh vốn đã là một nhân vật nổi tiếng, “là tay phonglưu bậc nhất ở đất Trường An (tức Thăng Long) hồi ấy” [2; 50]. Nguồn sử liệu về đất và người xứ Nghệ cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX tiếp tục được bổsung trong công trình Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (Nxb ThuậnHóa, Huế, 1997). Trong sách này, thông tin về nhiều nhân vật người Nghệ An – Hà Tĩnh đãđược đề ...