Trong những bữa cơm hằng ngày, bạn có thể bắt gặp những thói quen xấu của trẻ khi ăn uống mà nếu không được uốn nắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách. Thay vì cố gắng nêu lên những bài học về cách cư xử, phép tắc khi ngồi vào bàn ăn, bạn hãy chỉ ngay ra những thói xấu cụ thể trẻ thường xuyên mắc phải và chỉ ngay ra biện pháp yêu cầu trẻ sửa chữa. Làm mẫu và lặp đi lặp lại hằng ngày những nguyên tắc ứng xử nhỏ nhất trong ăn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy cách ứng xử khi ăn uống Dạy cách ứng xử khi ăn uốngTrong những bữa cơm hằng ngày, bạn có thể bắt gặp những thói quen xấu của trẻkhi ăn uống mà nếu không được uốn nắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách.Thay vì cố gắng nêu lên những bài học về cách cư xử, phép tắc khi ngồi vào bànăn, bạn hãy chỉ ngay ra những thói xấu cụ thể trẻ thường xuyên mắc phải và chỉngay ra biện pháp yêu cầu trẻ sửa chữa.Làm mẫu và lặp đi lặp lại hằng ngày những nguyên tắc ứng xử nhỏ nhất trong ănuống trẻ sẽ được khích lệ hình thành những thói quen tốt.1. Muốn trẻ biết cách mời người lớn trước khi ăn thì bạn hãy làm gương. Chínhviệc cha mẹ mời con cái ăn cơm lại là bài học hiệu quả bởi trẻ hay bắt chước vàmời lại. Đến lúc này bạn hãy chỉ ra cho trẻ lý do tại sao trước khi ăn phải mờingười lớn trước và mời tất cả mọi người. Đó là sự thể hiện tình cảm, sự tôn trọngmà tất cả mọi người đều làm.2. Khi trẻ gắp thức ăn hay làm rơi vãi hoặc có thói quen đảo bới đĩa thức ăn, hãychỉ cho chúng biết rằng không ai làm như vậy và chỉ cho trẻ đó là phép lịch sự tốithiểu khi ăn uống. Lấy những chuẩn mực từ phía ông bà, anh chị lớn tuổi để làm vídụ thực tế cho trẻ chứ đừng rao giảng nhiều quá khi đang ăn. Những thói quen xấunhư nhai tóp tép, làm bắn thức ăn, nói chuyện huyên thuyên, húp canh gây tiếngđộng cần được chỉ ra ngay lập tức thì trẻ mới không quên.3. Thỉnh thoảng giải thích cho trẻ những câu thành ngữ, tục ngữ về ăn uống ngaytrong bữa cơm như: Thế nào là ăn trông nồi, ngồi trông hướng hay thế nào làliệu cơm gắp mắm. Nhân đó bạn có thể lấy chính mình và trẻ làm ví dụ cho lờigiải thích. Trẻ sẽ nhớ rất lâu và thuộc những câu nói này như một nguyên tắc đểlàm theo.4. Cho trẻ làm quen với phong cách ăn uống khi được mời dự tiệc hay ăn cỗ bằngcách tập dượt. Bạn có thể làm một bữa tiệc nho nhỏ vào ngày nghỉ và yêu cầu tấtcả mọi người trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, lịch sự làm mẫu cho trẻ. Bài học nàysẽ khiến trẻ thích thú và ghi nhớ mãi. Trẻ sẽ hiểu tại sao khi đi dự tiệc chỗ đôngngười cần biết kính trên, nhường dưới, ăn uống từ tốn, lịch sự theo những lễ nghichung....5. Nếu có điều kiện hãy đưa trẻ đến nhà hàng một vài lần để chúng quan sát cáchăn uống của những người lạ xung quanh. Đi ăn ngoài hàng như thế là cơ hội giúptrẻ kiểm chứng những lời dạy bảo của bạn và học những điều mới mẻ. Bạn có thểđể trẻ tự gọi món, dạy chúng cách yêu cầu người phục vụ, chỉ và giải thích chochúng tại sao người ta nâng ly, chạm cốc và họ làm thế vào những dịp nào.6. Nếu có ông bà ở quê, bạn hãy dành thời gian cho trẻ về thăm, ăn cơm cùng ôngbà. Đặc biệt là khi có cỗ bàn nhân dịp giỗ chạp hãy cho trẻ có cơ hội được làmquen với không khí gặp gỡ họ hàng, ăn uống vui vẻ để trẻ thấy được sự hòa đồng,tình cảm và những thói quen, tập tục ăn uống truyền thống của quê mình. Dạy cho trẻ biết thông cảmCho dù con bạn chỉ mới 2-3 tuổi nhưng từ bây giờ đã có thể dạy cho cháu biếtthông cảm, hiểu người khác. Người ta nói dạy con từ thuở còn thơ là vậy!Mong đợi gì ở lứa tuổi này?Nhiều nghiên cứu cho thấy khi một đứa trẻ trong nhà trẻ khóc, thì những trẻ nàocùng khóc theo sẽ có khuynh hướng dễ đồng cảm, thông cảm với người khác khichúng trưởng thành (vì thế đừng phát cáu khi thấy con bạn cũng mếu máo ngaysau khi một đứa trẻ khác bật khóc). Là cha mẹ, bạn phải giáo dục con mình lòngthương yêu và thông cảm với người khác. Ví dụ, nếu trẻ ở giai đoạn đi chập chữngđánh chị nó, bạn nói: Khi con đánh người khác là làm cho người ta bị đau. Conđâu có muốn vậy phải không? Phải đợi một thời gian nữa cháu mới hiểu hết lờibạn nói. Nhưng về mặt nào đó, lời nói của bạn sẽ được ghi nhận.Bạn nên làm gì?- Ðặt tên cho cảm giác: Nếu bạn gọi tên những cách cư xử của trẻ, chúng có thểhiểu được. Khi con hôn lên ngón tay đau của bạn, bạn hãy nói Ồ, con ngoan lắm.Mẹ hết đau rồi. Trẻ sẽ học từ phản ứng của bạn rằng sự thông cảm của trẻ đượcnhận ra và có giá trị. Trẻ cũng cần được nhận biết những xúc cảm tiêu cực, vì thếbạn cũng đừng e ngại mà cứ nói ra khi con không biết quan tâm. Con giành lấycái trống lắc của em thì em sẽ buồn và khóc. Hai chị em chơi chung mới vui chứ.- Khen cách cư xử đồng cảm: Khi con có một hành động tốt, bạn hãy nói cho trẻbiết là nó làm đúng: Cưng của mẹ ngoan lắm. Nhìn em con kìa, nó đang cười vìđược con cho mượn gấu bông đó. Khuyến khích trẻ nói về những xúc cảm của nóvà của bạn. Hãy để cho con biết bạn quan tâm đến những cảm xúc của nó bằngcách chăm chú lắng nghe. Bạn nhìn vào mắt trẻ khi đang nói chuyện với bạn vàdiễn giải điều trẻ nói. Ví dụ khi trẻ la lên Hoan hô!, bạn nói ngay: À, có chuyệngì vui vậy con? Trẻ sẽ không biết trả lời nếu bạn hỏi trẻ lý do tại sao, nhưng trẻsẵn lòng nói về cảm giác hạnh phúc. Tương tự như vậy, bạn hãy chia sẻ cảm xúccủa bạn với trẻ: Mẹ thấy buồn khi con đánh vào mẹ. Nếu không muốn mang đôigiày đó thì phải nói cho mẹ biết là nó bị ướt chứ. Trẻ sẽ ...
Dạy cách ứng xử khi ăn uống
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.23 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dạy con học giáo dục con cái tài liệu cho cha mẹ kiến thức giáo dục con tài liệu giáo dục conTài liệu có liên quan:
-
Đề tài: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY
91 trang 126 0 0 -
Tài liệu: Chuẩn bị cho bé có em
7 trang 37 0 0 -
5 trang 36 0 0
-
Quà tặng trái tim 'Viết cho con gái'
142 trang 32 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Giáo dục con cái trong gia đình đa văn hóa Việt - Hàn, Hàn - Việt ở Việt Nam
56 trang 32 0 0 -
Tiểu luận: Phương pháp giáo dục con cái
14 trang 31 0 0 -
tiền không mọc trên cây: phần 2
94 trang 31 0 0 -
Trẻ con không nhất thiết phải viết đẹp
3 trang 29 0 0 -
6 trang 29 0 0
-
tiền không mọc trên cây: phần 1
87 trang 29 0 0