Dạy học hướng nghiên cứu trong đào tạo giáo viên công nghệ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.96 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này các tác giả đề xuất luận điểm Mô hình hóa và Mô phỏng là cơ sở phương pháp luận của Nghiên cứu khoa học và Dạy học. Thuộc tính chung này của Dạy học và Nghiên cứu khoa học cùng với thuộc tính bản chất của quá trình dạy học đại học (là quá trình học tập chuyên ngành, có tính nghiên cứu – nghĩa là học nghề, với xu hướng tìm tòi để phát hiện rồi sáng tạo – của người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học hướng nghiên cứu trong đào tạo giáo viên công nghệ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0252 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 29-36 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẠY HỌC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ Nguyễn Xuân Lạc, Phạm Hồng Hạnh Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Trong bài báo này các tác giả đề xuất luận điểm Mô hình hóa và Mô phỏng là cơ sở phương pháp luận của Nghiên cứu khoa học và Dạy học. Thuộc tính chung này của Dạy học và Nghiên cứu khoa học cùng với thuộc tính bản chất của quá trình dạy học đại học (là quá trình học tập chuyên ngành, có tính nghiên cứu – nghĩa là học nghề, với xu hướng tìm tòi để phát hiện rồi sáng tạo – của người học, được tiến hành dưới sự hướng dẫn của người dạy, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học: đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài) khẳng định rằng dạy học hướng nghiên cứu là một tất yếu khách quan, chứ không chỉ là một khuyến nghị, như thường nghĩ, về mục tiêu đào tạo đại học, nhất là đào tạo giáo viên công nghệ. Từ khóa: Dạy học, nghiên cứu khoa học, phương pháp luận, dạy học hướng nghiên cứu. 1. Mở đầu Học tập có tính chất nghiên cứu được khẳng định là một đặc điểm của quá trình dạy học đại học [1,t.43-49], nhưng chưa được xem là một nguyên tắc dạy học đại học [1, t.70], vì thế nghiên cứu khoa học thường chỉ dừng lại ở mức khuyến nghị cho nhiệm vụ, nội dung và phương pháp dạy học đại học. Bài báo này đề xuất luận điểm Mô hình hóa và Mô phỏng là cơ sở phương pháp luận của Nghiên cứu khoa học và Dạy học. Thuộc tính chung này của Dạy học và Nghiên cứu khoa học, cùng với thuộc tính bản chất của quá trình dạy học đại học, khẳng định rằng dạy và học hướng nghiên cứu là một tất yếu khách quan, là một nguyên tắc của dạy và học đại học, chứ không chỉ là một khuyến nghị. Đã đến lúc quan điểm này cần được phản ánh trong mục tiêu đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo đại học, nhất là đào tạo giáo viên công nghệ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình hóa và Mô phỏng là cơ sở phương pháp luận của Nghiên cứu khoa học và Dạy học [2] Tìm hiểu thuộc tính và quy luật vận động của những gì hiện hữu ở xung quanh cũng như ở bản thân, để thích nghi và cải thiện cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của mình, là bản năng cá thể của con người. Đồng thời bản năng cộng đồng đòi hỏi những tri thức và kinh nghiệm ấy phải được tích lũy, xử lí và hệ thống hóa để có thể lưu trữ, chuyển giao và phát triển. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển không ngừng cả về lí thuyết và thực tiễn của khoa học và công nghệ. Ngày nhận bài: 7/7/2015. Ngày nhận đăng: 22/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Xuân Lạc, e-mail: xuanlac@fpt.vn 29 Nguyễn Xuân Lạc, Phạm Hồng Hạnh Lịch sử phát triển của khoa học cho thấy con người chưa thể xây dựng được những lí thuyết khoa học cho thế giới thực vô cùng kì vĩ và đa dạng, mà chỉ có thể xây dựng được lí thuyết khoa học cho những mô hình của thế giới khách quan, được tạo dựng theo hiểu biết và kinh nghiệm chủ quan (ngày càng đúng đắn, sâu rộng và phong phú qua trải nghiệm thực tiễn) của mình. Chẳng hạn, chưa thể có Cơ học vật liệu thực, mà chỉ có Cơ học cho một số mô hình của vật liệu đã được quan tâm nghiên cứu, như Lí thuyết đàn hồi (cho vật liệu đồng chất, đàn hồi tuyến tính), hoặc rộng hơn ở mức độ nhất định, như Cơ học môi trường liên tục, Cơ học môi trường rời, v.v. . . , nhưng nhờ vận dụng linh hoạt và sáng tạo, con người cũng đã thành công trong việc kiến tạo cả một thế giới vĩ đại những máy móc nông nghiệp và công nghiệp, phương tiện giao thông và công trình xây dựng, v.v. . . , vô cùng hiệu quả, văn minh và bền vững như ngày nay. Do đó, nhìn chung, mọi quá trình nghiên cứu khoa học nhằm tìm hiểu thuộc tính và quy luật của thế giới khách quan đều là quá trình: – Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu về đối tượng thực, khách quan, – Mô hình hóa đối tượng nghiên cứu và phát biểu bài toán trên mô hình theo một quan điểm hay cách tiếp cận xác định, bằng ngôn ngữ tương ứng, tức là đặt bài toán hay đặt vấn đề nghiên cứu trên mô hình (có tính chủ quan), – Vận dụng những tri thức và sử dụng những phương tiện, phương pháp và kĩ năng hiện có để giải bài toán (giải quyết vấn đề) trên mô hình và kiểm chứng (theo luật thống kê) mức độ đáp ứng của kết quả đạt được so với dữ liệu hay yêu cầu thực tiễn; nếu mức độ đó chấp nhận được (ví dụ, không có sai số – khi đối tượng áp dụng hoàn toàn giống với mô hình, hoặc sai số không quá giới hạn cho phép – khi đối tượng áp dụng không khác nhiều so với mô hình), ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học hướng nghiên cứu trong đào tạo giáo viên công nghệ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0252 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 29-36 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẠY HỌC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ Nguyễn Xuân Lạc, Phạm Hồng Hạnh Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Trong bài báo này các tác giả đề xuất luận điểm Mô hình hóa và Mô phỏng là cơ sở phương pháp luận của Nghiên cứu khoa học và Dạy học. Thuộc tính chung này của Dạy học và Nghiên cứu khoa học cùng với thuộc tính bản chất của quá trình dạy học đại học (là quá trình học tập chuyên ngành, có tính nghiên cứu – nghĩa là học nghề, với xu hướng tìm tòi để phát hiện rồi sáng tạo – của người học, được tiến hành dưới sự hướng dẫn của người dạy, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học: đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài) khẳng định rằng dạy học hướng nghiên cứu là một tất yếu khách quan, chứ không chỉ là một khuyến nghị, như thường nghĩ, về mục tiêu đào tạo đại học, nhất là đào tạo giáo viên công nghệ. Từ khóa: Dạy học, nghiên cứu khoa học, phương pháp luận, dạy học hướng nghiên cứu. 1. Mở đầu Học tập có tính chất nghiên cứu được khẳng định là một đặc điểm của quá trình dạy học đại học [1,t.43-49], nhưng chưa được xem là một nguyên tắc dạy học đại học [1, t.70], vì thế nghiên cứu khoa học thường chỉ dừng lại ở mức khuyến nghị cho nhiệm vụ, nội dung và phương pháp dạy học đại học. Bài báo này đề xuất luận điểm Mô hình hóa và Mô phỏng là cơ sở phương pháp luận của Nghiên cứu khoa học và Dạy học. Thuộc tính chung này của Dạy học và Nghiên cứu khoa học, cùng với thuộc tính bản chất của quá trình dạy học đại học, khẳng định rằng dạy và học hướng nghiên cứu là một tất yếu khách quan, là một nguyên tắc của dạy và học đại học, chứ không chỉ là một khuyến nghị. Đã đến lúc quan điểm này cần được phản ánh trong mục tiêu đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo đại học, nhất là đào tạo giáo viên công nghệ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình hóa và Mô phỏng là cơ sở phương pháp luận của Nghiên cứu khoa học và Dạy học [2] Tìm hiểu thuộc tính và quy luật vận động của những gì hiện hữu ở xung quanh cũng như ở bản thân, để thích nghi và cải thiện cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của mình, là bản năng cá thể của con người. Đồng thời bản năng cộng đồng đòi hỏi những tri thức và kinh nghiệm ấy phải được tích lũy, xử lí và hệ thống hóa để có thể lưu trữ, chuyển giao và phát triển. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển không ngừng cả về lí thuyết và thực tiễn của khoa học và công nghệ. Ngày nhận bài: 7/7/2015. Ngày nhận đăng: 22/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Xuân Lạc, e-mail: xuanlac@fpt.vn 29 Nguyễn Xuân Lạc, Phạm Hồng Hạnh Lịch sử phát triển của khoa học cho thấy con người chưa thể xây dựng được những lí thuyết khoa học cho thế giới thực vô cùng kì vĩ và đa dạng, mà chỉ có thể xây dựng được lí thuyết khoa học cho những mô hình của thế giới khách quan, được tạo dựng theo hiểu biết và kinh nghiệm chủ quan (ngày càng đúng đắn, sâu rộng và phong phú qua trải nghiệm thực tiễn) của mình. Chẳng hạn, chưa thể có Cơ học vật liệu thực, mà chỉ có Cơ học cho một số mô hình của vật liệu đã được quan tâm nghiên cứu, như Lí thuyết đàn hồi (cho vật liệu đồng chất, đàn hồi tuyến tính), hoặc rộng hơn ở mức độ nhất định, như Cơ học môi trường liên tục, Cơ học môi trường rời, v.v. . . , nhưng nhờ vận dụng linh hoạt và sáng tạo, con người cũng đã thành công trong việc kiến tạo cả một thế giới vĩ đại những máy móc nông nghiệp và công nghiệp, phương tiện giao thông và công trình xây dựng, v.v. . . , vô cùng hiệu quả, văn minh và bền vững như ngày nay. Do đó, nhìn chung, mọi quá trình nghiên cứu khoa học nhằm tìm hiểu thuộc tính và quy luật của thế giới khách quan đều là quá trình: – Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu về đối tượng thực, khách quan, – Mô hình hóa đối tượng nghiên cứu và phát biểu bài toán trên mô hình theo một quan điểm hay cách tiếp cận xác định, bằng ngôn ngữ tương ứng, tức là đặt bài toán hay đặt vấn đề nghiên cứu trên mô hình (có tính chủ quan), – Vận dụng những tri thức và sử dụng những phương tiện, phương pháp và kĩ năng hiện có để giải bài toán (giải quyết vấn đề) trên mô hình và kiểm chứng (theo luật thống kê) mức độ đáp ứng của kết quả đạt được so với dữ liệu hay yêu cầu thực tiễn; nếu mức độ đó chấp nhận được (ví dụ, không có sai số – khi đối tượng áp dụng hoàn toàn giống với mô hình, hoặc sai số không quá giới hạn cho phép – khi đối tượng áp dụng không khác nhiều so với mô hình), ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học Phương pháp luận Dạy học hướng nghiên cứu Đào tạo nhân lực Bồi dưỡng nhân tàiTài liệu có liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1939 5 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 542 0 0 -
57 trang 378 0 0
-
33 trang 367 0 0
-
124 trang 319 1 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 315 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 306 0 0 -
95 trang 292 1 0
-
29 trang 261 0 0
-
4 trang 258 0 0