Danh mục tài liệu

Dạy học kết hợp tại một số trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Nam Định – Thực trạng và một số kiến nghị

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Dạy học kết hợp tại một số trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Nam Định – Thực trạng và một số kiến nghị" nghiên cứu thực trạng dạy học kết hợp tại một số trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Nam Định và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao chất lượng dạy học kết hợp tại tỉnh này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học kết hợp tại một số trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Nam Định – Thực trạng và một số kiến nghị DẠY HỌC KẾT HỢP TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC TỈNH NAM ĐỊNH – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TS. Phạm Thị Huệ Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định TS. Nguyễn Thị Hảo, TS. Phạm Thị Bích Đào, ThS Phan Thị Bích Lợi Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam TS. Nguyễn Ngọc Tú Trường Đại học Sư phạm 2Tóm tắt Đại dịch COVID 19 bùng phát trong cộng đồng khiến các trường học bắt buộc phảiđóng cửa trong một thời gian nhất định để phòng chống dịch bệnh. Hiện trạng này dẫnđến dạy học trực tuyến trở thành hình thức giảng dạy bắt buộc trong các cơ sở giáo dục.Trong bối cảnh “bình thường mới”, việc kết hợp giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp làmột phương án khả thi được nhiều địa phương lựa chọn. Tại tỉnh Nam Định, hình thứcdạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp đã được sử dụng ở mức độnhất định trong các trường phổ thông nhằm đảm bảo kế hoạch và chất lượng giáo dục.Bài viết nghiên cứu thực trạng dạy học kết hợp tại một số trường trung học phổ thôngthuộc tỉnh Nam Định và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao chất lượng dạy học kếthợp tại tỉnh này.Từ khóa: Dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến, giáo dục Nam ĐịnhAbtract The COVID-19 pandemic broke out in the community, forcing schools to close fora certain period of time to prevent disease. This situation leads to online teachingbecoming a compulsory form of teaching in educational institutions. In the context ofthe new normal, the combination of online and face-to-face teaching is a viable optionchosen by many localities. In Nam Dinh province, teaching that combines online andface-to-face teaching has been used to a certain extent in high schools to ensureeducation planning and quality. The article studies the current situation of blendedteaching in some high schools in Nam Dinh province and makes some recommendationsto improve the quality of blended teaching in Nam Dinh province. 253I. Đặt vấn đề Từ tháng 3/2020 đến nay, ngành giáo dục cả nước đối diện với những thách thứcchưa từng có do dịch bệnh COVID-19 đặt ra, trong đó có ngành giáo dục tỉnh NamĐịnh. Bên cạnh những thách thức do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, giáo dục NamĐịnh cũng đối diện với những đòi hỏi từ yêu cầu đổi mới của toàn ngành. Đó là tiếp tụctriển khai Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiệnNghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT). Năm học 2019-2020 và 2020-2021 là 2 năm học đầu tiên triển khai chương trình,sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mớichương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đồng thời là thời điểm bắt đầu triểnkhai thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2020-2025. Vớithành tích trên 20 năm liên tục đứng trong tốp đầu về chất lượng giáo dục toàn diện vàgiáo dục mũi nhọn trong toàn quốc, tỉnh Nam định đã bước đầu có những đổi mới, cậpnhật kịp thời, đặc biệt là trong dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp.II. Nội dung1. Dạy học kết hợp Có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học kết hợp (DHKH - Blended learning).Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa do Học viện Innosight đưa ra:“DHKH là một hình thức giáo dục chính qui trong đó người học nhận được một phầnsự phân phối nội dung và hướng dẫn trực tuyến (người học được quyền kiểm soát ít nhấtlà một trong các yếu tố thời gian, địa điểm, cách thức hoặc tốc độ học tập) và một phầnlà trải nghiệm học tập theo lớp học trực tiếp” (Heather Staker & Michael B.Horn, 2012)[5]. Đây là định nghĩa nhận được sự đồng thuận lớn của giới nghiên cứu và giảng dạy. DHKH thể hiện những ưu điểm nổi bật của cả hai hình thức dạy học (DH): trựctuyến và trực tiếp, đồng thời hạn chế được một số nhược điểm của hai phương thức DHnày. Cụ thể, DHKH cho phép học sinh (HS) và giáo viên (GV) tận dụng phần lớn sựlinh hoạt và tiện lợi của một khóa học trực tuyến trong khi vẫn giữ được lợi ích của trảinghiệm lớp học trực tiếp như sự tương tác, giao tiếp xã hội. Có thể nói, DHKH thể hiệnmột số ưu điểm chủ đạo như: DH trực tuyến vẫn giữ được ưu điểm của DH truyền thống;GV hỗ trợ được nhiều HS hơn; Cung cấp dữ liệu tức thời; Cá nhân hóa việc học và phùhợp với phong cách học tập đa dạng của từng HS; Nâng cao thành tích học tập và sự hàilòng của HS; Đa dạng hóa phong cách DH của GV. 2542. Thực trạng dạy học kết hợp tại một số trường THPT thuộc tỉnh Nam Định vềdạy học kết hợp Khảo sát được tiến h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: