Danh mục tài liệu

Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Bình Dương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 676.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Bình Dương" tập trung phân tích những ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình quản lý, giáo dục, đào tạo tại BDU. Phân tích thực trạng, những thách thức, định hướng và giải pháp trong công tác ứng dụng chuyển đổi số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Bình Dương Trần Nguyễn Việt Linh Dương Thanh Linh Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau Tóm tắt: 2020 là năm đầy biến động trong lịch sử thế giới hiện đại. Nhiều hoạt động xã hội bị đình trệ trên phạm vi toàn cầu do đại dịch Covid-19. Trong đó, giáo dục trở thành một mối lo khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong hoàn cảnh đó, với nền giáo dục mở vốn đã có sự kế thừa và vận hành công nghệ số, Trường Đại học Bình Dương (BDU) tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai hoạt động giáo dục với phương thức mới - chuyển đổi số (CĐS). Bài viết tập trung phân tích những ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình quản lý, giáo dục, đào tạo tại BDU. Phân tích thực trạng, những thách thức, định hướng và giải pháp trong công tác ứng dụng chuyển đổi số. Từ khóa: Trường Đại học Bình Dương, chuyển đổi số, quản lý, giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin. 1. Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số trong giáo dục không còn là câu chuyện mới khi những tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) cùng sự phát triển mạng internet đã mang lại nhiều bước tiến trong giáo dục. Chuyển đổi số đã được đặt ra, nhưng phần nào còn mơ hồ, bởi chưa có lý do, môi trường tương thích để buộc phải chú trọng, cho đến khi giáo dục theo phương thức truyền thống trở nên bất khả kháng trong thời gian đại dịch covid-19 xảy ra, vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục lại trở thành giải pháp và thách thức đối với nhiều đơn vị giáo dục. Chính trong hoàn cảnh này, chuyển đổi số lại vươn mình mạnh mẽ hơn bởi có lý do chính đáng để tồn tại và phát triển. Hơn thế nữa, với tình thế cấp bách và yêu cầu cao hơn, chuyển đổi số trong giáo dục lúc này không thể mang tính kêu gọi, hình thức mà buộc phải toàn diện, đầy đủ, chuẩn xác,… để mang lại kết quả tốt nhất. Chuyển đổi số là quá trình chuyển các hoạt động từ thế giới thực sang thế giới ảo trên môi trường internet. Ở đó, khoảng cách được rút ngắn và không gian được thu hẹp, mọi người được tiếp cận thông tin nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn. “Chuyển đổi số” là phương thức cũng chính là hệ quả cho sự phát triển toàn diện trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Với giáo dục, chuyển đổi số đặt ra một thách thức thay đổi diện mạo giáo dục hoàn toàn mới với phương thức, cách thức, phương pháp, kĩ thuật, công cụ và phương tiện mới. 360 2. Ứng dụng công nghệ số tại Trường Đại học Bình Dương Trong giáo dục, chuyển đổi số mang lại nhiều hiệu quả tích cực ở nhiều khía cạnh. Trường Đại học Bình Dương với định hướng giáo dục mở, tiếp cận công nghệ số, công tác chuyển đổi số luôn là phương châm, mục tiêu trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục. Hiệu quả của công tác này có thể thấy rõ trong việc chất lượng giáo dục được nâng cao theo thời gian. Cùng với các thành tựu công nghệ như IoT (Internet Of Things) giúp tăng cường quản lý, giám sát tại các cơ sở (Trường Đại học Bình Dương bao gồm cơ sở chính và Phân hiệu tại Cà Mau), theo dõi hành vi của người học, cập nhật thông tin, phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn kịp thời. Hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học được quản lý, lưu trữ bảo mật; thông tin đồng nhất, minh bạch. Xây dựng môi trường giáo dục chú trọng thực hành - ứng dụng: Với phương châm chú trọng vào việc thực hành - ứng dụng cho sinh viên, BDU đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học, thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Trong hoàn cảnh khó khăn từ đại dịch covid-19 với phương thức giáo dục truyền thống, để đảm bảo được quyền lợi, xây dựng không gian – thời gian học tập linh động, chuyển đổi số còn hỗ trợ tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức một cách chủ động và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Điều này thúc đẩy một nền giáo dục mở đúng phương hướng và tôn chỉ đề ra của BDU, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Bên cạnh đó, BDU triển khai cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực CNTT, gia tăng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế để huy động các nguồn lực của xã hội tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực CNTT, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng nhân lực ở các doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Nắm bắ ...

Tài liệu có liên quan: