
Dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Nhật của sinh viên năm thứ ba - khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Nhật Bản
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Nhật của sinh viên năm thứ ba - khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Nhật Bản DẠY VÀ HỌC CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG NHẬT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ BA - KHOA NGÔN NGỮ & VĂN HÓA NHẬT BẢN1 Thân Thị Mỹ Bình, Đỗ Bích Ngọc2 Tóm tắt: Bài viết trình bày nghiên cứu việc dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Nhật với đối tượng là sinh viên năm thứ ba tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản – Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trên cơ sở lý luận sử dụng ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh làm phương tiện dạy/học chuyên ngành (EMI English as Medium of Instruction), nhóm tác giả phân tích kết quả điều tra với 232 sinh viên năm thứ ba sau khi kết thúc học kỳ I năm 2018-2019, và những ghi chép từ sổ tay nghiên cứu (field note) của chính nhóm tác giả làm nghiên cứu này qua 30 buổi dạy, qua đó làm rõ thực trạng việc dạy và học môn chuyên ngành Giao tiếp liên văn hóa bằng tiếng Nhật có gặp nhiều vấn đề khó khăn như trình độ tiếng Nhật của sinh viên, tài liệu tham khảo, số lượng sinh viên, trang thiết bị và phương pháp giảng dạy của giáo viên... Từ kết quả phân tích, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy - học của học phần Giao tiếp liên văn hóa cũng như với các môn học chuyên ngành tiếp theo. Từ khóa: Tiếng Nhật, ngoại ngữ chuyên ngành, dạy, học. 1. DẪN NHẬP Trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế nhờ tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hội nhập của đất nước mở ra nhiều khả năng hợp tác, giao dịch với nước ngoài nhưng cũng đòi hỏi ở nguồn nhân lực có năng lực sử dụng ngoại ngữ ở môi trường làm việc quốc tế mang tính chuyên ngành cao. Đáp ứng những đòi hỏi khắt khe về nguồn nhân lực, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã triển khai chương trình dạy và học chuyên ngành bằng Tiếng Nhật cho sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư nhằm củng cố thêm năng lực ngoại ngữ, đồng thời bổ sung từ ngữ chuyên ngành cho sinh viên. 1 Bài viết đã được nhóm tác giả trình bày tại Hội thảo “Dạy và học ngoại ngữ gắn với chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Lý luận và thực tiễn”, ngày 17 tháng 11 năm 2018. Bài viết đã điều chỉnh, bổ sung những nội dung cần thiết theo góp ý hướng dẫn tại hội thảo. 2 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam; Email: lora811@gmail.com, Email: tamaulis@gmail.com DẠY VÀ HỌC CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG NHẬT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ BA - KHOA NGÔN NGỮ VĂN HÓA NHẬT BẢN 51 Các học phần chuyên ngành được giảng dạy cho sinh viên chủ yếu vào năm thứ ba và năm thứ tư. Học phần “Giao tiếp liên văn hóa” tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản là học phần được đưa vào chương trình học kỳ I của năm thứ ba. Đây là học phần bao hàm nhiều nội dung liên quan tới mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và ngôn ngữ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích kết quả khảo sát thông qua phiếu điều tra của 232 sinh viên năm thứ ba (QH.2016) của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, học kỳ I năm học 2018 – 2019 đối với học phần “Giao tiếp liên văn hóa” từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 15. Trên cơ sở phân tích định lượng và định tính, chúng tôi phân tích thực trạng, nguyên nhân và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy – học học phần này. Giáo trình được sử dụng trong học phần này là giáo trình “異文化コミュニケーション- Nhập môn giao tiếp liên văn hóa” của tác giả Itsuo Harasawa, xuất bản năm 2015 của Nhà xuất bản Kenkyusha (Nhà xuất bản chuyên về các giáo trình, sách nghiên cứu trong các lĩnh vực của các trường đại học của Nhật Bản). Đây là cuốn giáo trình cung cấp cho sinh viên nhiều khái niệm và chủ đề văn hóa phong phú, dễ hiểu dành cho sinh viên nước ngoài du học tại Nhật Bản. 2. VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ LÀM PHƯƠNG TIỆN DẠY/HỌC CHUYÊN NGÀNH Norris (2006, p577) đã chỉ ra rằng, mục tiêu của hầu hết các ngoại ngữ được dạy trong các trường đại học ở Hoa Kỳ được xây dựng nên bởi 3 yếu tố chính: đạt được những kĩ năng ngôn ngữ để sử dụng cho mục đích giao tiếp chung, đặt người học vào những nền văn hoá khác, ý tưởng khác và bồi dưỡng sự khác biệt văn hoá và trong cách suy nghĩ. Mặc dù mỗi yếu tố được nêu ra phía trên đều là kết quả mong muốn của nhà trường cũng như là nhu cầu chính của các sinh viên đang theo học ngoại ngữ thì trên thực tế sinh viên vẫn còn mơ hồ về những gì mình có thể làm với ngoại ngữ khi họ đã rời khỏi lớp học. Đối với chuyên ngành cụ thể, sinh viên cần học ngoại ngữ chuyên ngành để có thể sử dụng trực tiếp trong lĩnh vực đặc thù, đương nhiên dựa trên những kiến thức ngoại ngữ tổng quát. Để giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành thì có rất nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau đã và đang được áp dụng. Trong đó phải kể đến 3 phương pháp chính: Giảng dạy ngoại ngữ căn cứ vào nội dung chuyên ngành (Content Based Instruction), Học tích hợp cả ngoại ngữ và chuyên ngành (Content and Language Integrated Learning) và Sử dụng tiếng Anh làm phương tiện dạy/học chuyên ngành (English as Medium of Instruction). Trên thực tế, phương pháp EMI đã được áp dụng tại các trường đại học Việt Nam từ những năm 2000. Tuy nhiên, việc đưa phương pháp EMI vào giảng dạy đi cùng với rất nhiều thách thức và vấn đề, ví dụ như những vấn đề về mặt nội dung giảng dạy, chất lượng giảng dạy, nhân lực giảng dạy… Những vấn đề này được đề cập tới rất nhiều trong các nghiên cứu từ những năm 2000 trở lại đây. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH 52 TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Theo như khảo sát trong nghiên cứu của Vũ T.T Nhã và Anne Burns (2014) tại 7 trường đại học đang áp dụng phương pháp giảng dạy chuyên ngà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngoại ngữ chuyên ngành Dạy học tiếng Nhật Văn hóa Nhật Bản Giao tiếp liên văn hóa Nâng cao chất lượng dạy - họcTài liệu có liên quan:
-
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 277 0 0 -
Biểu tượng hoa trong thơ haiku của Matsuo Basho và Yosa Buson
10 trang 268 0 0 -
Sự khác nhau của mỗi vùng miền chứa đựng trong món Ozoni truyền thống ngày tết Nhật Bản
6 trang 233 0 0 -
Phương pháp học từ vựng tiếng Nhật
5 trang 197 0 0 -
Biểu hiện văn hóa Nhật Bản qua tiếng Nhật thư tín
4 trang 155 0 0 -
9 trang 119 0 0
-
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 118 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản: Sân khấu truyền thống Nhật Bản
120 trang 105 0 0 -
138 trang 99 0 0
-
Sổ tay cư trú người nước ngoài
28 trang 86 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 1
180 trang 76 0 0 -
Phương pháp biểu đạt cảm xúc con người thông qua hình ảnh động vật
6 trang 52 1 0 -
Một số vấn đề về lỗi ngữ dụng và việc dạy học ngoại ngữ
6 trang 49 0 0 -
Giao tiếp liên văn hóa trong đàm phán quốc tế - Đỗ Thanh Hải
50 trang 46 0 0 -
Phân tích giao tiếp liên văn hóa
11 trang 45 0 0 -
Hóa đàm phán ngoại thương của người nhật bản
17 trang 44 0 0 -
Từ điển Nhật - Việt, Việt - Nhật
1468 trang 44 0 0 -
6 trang 41 0 0
-
Ngữ pháp tiếng Nhật hiện đại: Phần 2
145 trang 40 0 0 -
5 trang 38 0 0