Danh mục tài liệu

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Quang Phục

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.59 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Quang Phục" là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi cuối học kì 1. Ôn tập với đề thi giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Quang Phục ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ Văn - Khối 11 A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I I. Đọc – Hiểu (3,0 đ) - VB đọc hiểu là thơ, truyện hiện đại ngoài SGK. - Số câu hỏi: 04 câu - Mức độ/điểm: 2 câu NB (0,75đ/câu), 01 câu TH (1,0đ), 1 câu VD (0,5đ) II. Làm văn (7,0 đ) Câu 1 (2,0 đ). NLXH: Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về một tư tưởngđạo lí. Câu 2 (5,0 đ). NLVH: - Dạng đề: Nghị luận về một nhân vật, đoạn trích văn xuôi. - Miền kiến thức: 03 tác phẩm đã học trong chương trình: Chữ người tử tù; Hai đứatrẻ; Chí Phèo. (Đề có kèm theo đoạn văn bản cần phân tích). B. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I I. ĐỌC HIỂU - Các văn bản ngoài chương trình, thuộc văn học giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến cáchmạng tháng 8-1945. - Dạng câu hỏi : 1. Xác định phương thức biểu đạt 2. Xác định biện pháp tu từ phép điệp, phép đối, ý nghĩa, tác dụng của bptttrong văn bản. 3. Nội dung thể hiện trong văn bản… 4. Quan điểm, bài học rút ra… II. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội: (2,0 điểm) Đoạn văn khoảng 150 chữ; Nội dung qua ngữ liệu đọc hiểu; Nghị luận về một tư tưởngđạo lí. Nghị luận văn học: (5,0 điểm): Kiến thức cơ bản và dạng đề ôn tập về các văn bản đãhọc trong HK I a. Hai đứa trẻ - Thạch Lam b. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân c. Chí Phèo – Nam Cao “HAI ĐỨA TRẺ” - THẠCH LAM Kiến thức cơ bản: a. Những nét chính về tác giả Thạch Lam: -2-- Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường Lân). - Ông là nhà nhà văn, nổi tiếng về truyện ngắn. Viết xúc động về người nghèo, nhữngem bé nhà nghèo. Phong cách sáng tác: văn phong nhẹ nhàng, tinh tế với tấm lòng xót thương,nhân hậu; chất thơ man mác trong văn xuôi. - Tác phẩm - Các tập truyện ngắn: “Gió đầu mùa” (1977), “Nắng trong vườn” (1938),“Sợi tóc” (1942), Tập tuỳ bút “Hà Nội 36 phố phường”… b. Tác phẩm hai đứa trẻ: - Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” rút trong tập “Nắng trong vườn” (1938) - Tác phẩm nói lên lòng xót thương đối với những kỷ niệm và ước mơ bình dị, cảmđộng của những con người nơi phố huyện nghèo ngày xưa. Nội dung 2.1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn a. Cảnh thiên nhiên: - Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vove… - Hình ảnh, màu sắc: phương tây đỏ rực như lửa cháy… - Đường nét: dãy tre làng cắt hình trên nền trời. -> Quen thuộc, bình dị, chốn thôn quê. b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện * Cảnh chợ tàn - Chợ vãn, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. - Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị * Con người - Mấy đứa trẻ con nhà nghèo - Mẹ con chị Tí - Bà cụ Thi - Bác Siêu - Gia đình bác xẩm -> Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ, nghèo đói, tối tăm. 2.2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya a. Hình ảnh của “bóng tối” và “ánh sáng” - Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối. - Ánh sáng của sự sống nhỏ bé, lay lắt. - Bức tranh tương phản biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụitrong đêm tối của xã hội cũ. b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối. Cuộc sống quẩn quanh, nghèo khổ, không hi vọng, đơn điệu không lối thoát. -3- 2.3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ tàu của hai chị em Liên và An a. Hình ảnh chuyến tàu - Dấu hiệu đầu tiên: ngọn lửa xanh biếc, tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. - Khi tàu đến: toa đèn sáng, lố nhố người, đồng và kền lấp lánh, cửa kính sáng… - Khi tàu đi vào đêm tối: đốm than đỏ, chiếc đèn xanh xa xa… b. Ý nghĩa biểu tượng của hành ảnh đoàn tàu - Biểu tượng cho một thế giới đáng sống: giàu sang, ánh sáng, đông vui, nhộn nhịp… - Hình ảnh của Hà Nội với kí ức tuổi thơ của hai chị em. - Khát vọng vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh. c. Tâm trạng chờ tàu của Liên và An. - Trước khi tàu đến: hồi hộp, náo nức - Khi tàu đến: vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng - Khi tàu qua: bâng khuâng, nuối tiếc. => Thông điệp nhà văn: khích lệ, động viên hướng con người hãy cố gắng vươn ra ánhsáng, hướng tới ngày mai. Đây cũng là giá trị nhân đạo của tác phẩm. 2.4. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng cảm xúc tâm trạng. - Bút pháp tương phản đối lập - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng văn nhẹ nhàng giàu chất thơ. b. Nội dung Niềm cảm thương sâu sắc của tác giả với những kiếp người nghèo khổ và trân trọngvới những ước mơ nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ. Đề minh họa: Đề 1: Phân tích bức tranh chiều tàn ở phố huyện nghèo trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ”của Thạch Lam. Đề 2: Vì sao chị em Liên cố thức đợi tàu? Ý nghĩa? Đề 3: Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên trong đoạn trích sau: - Đèn ghi đã ra kia rồi. Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửaở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em: - Dậy đi, An. Tàu đến rồi. An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn đập, tiếngxe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồnào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờchẳng thấy ai. Trước k ...

Tài liệu có liên quan: