Danh mục tài liệu

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 23.78 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3 TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NHÓM LỊCH SỬ Môn: LỊCH SỬ 12 Năm học:2023 - 2024I. HÌNH THỨC KIỂM TRA:Trắc nghiệm khách quan 100% (40 câu).II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 50 phút.III. NỘI DUNG1. Lý thuyết - Tình hình hai miền Nam – Bắc sau năm 1954 - Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960): nguyên nhân, chủ trương của Đảng, kết quả, ý nghĩa - Chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh: hoàn cảnh, kháiniệm, âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ. - Hiệp định Pari: nội dung, ý nghĩa - Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: Hoàn cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, ýnghĩa, nguyên nhân thắng lợi. - Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước: hoàn cảnh, quá trình, ý nghĩa - Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam - Đổi mới đất nước: hoàn cảnh, nội dung.2. Một số câu hỏi minh họa hoặc đề minh họa:Câu 1: Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965), Mỹ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu? A. Lực lượng quân đội Mỹ. B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ. C. Lực lượng quân đội Sài Gòn. D. Lực lượng quân Mỹ và quân viễn chinh.Câu 2: Chiến thuật được sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là gì? A. “Bình định” toàn bộ miền Nam. B. “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận”. C. “Tìm diệt” và bình định. D. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.Câu 3: Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ? A. Ấp Bắc. B. Bình Giã. C. Ba Gia. D. Đồng Xoài.Câu 4: Chiến thắng nào của lực lượng cách mạng miền Nam có tính chất mở màn cho việc đánh bại chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ? A. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi). B. Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho). C. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). D. Chiến thắng Đồng Xoài (Bình Phước).Câu 5: Cách mạng miền Nam Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước? 1 A. Vai trò quyết định nhất. B. Vai trò quyết định trực tiếp. C. Vai trò quan trọng nhất. D. Vai trò cơ bản nhất.Câu 6: Giữa tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam nhưng điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ chúng không chịu thi hành? A. Tập kết chuyển quân. B. Phối hợp với ta tổ chức hiệp thương Tổng tuyển cử. C. Chuyển giao khu vực. D. Vẫn để lại một số quân ở miền Nam Việt Nam.Câu 7: Để biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á, Mĩ đã A. dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. B. giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh. C. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ mà Pháp chưa thi hành. D. viện trợ cho Pháp để kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh ở Đông Dương.Câu 8: Kết quả lớn nhất của phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam là A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên. B. Uỷ ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. C. sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960). D. lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.Câu 9: Tính chất độc đáo chưa từng có trong tiền lệ cách mạng Việt Nam thuộc giai đoạn 1954 – 1975 là tiến hành A. đồng thời hai chiến lược khác nhau ở hai miền Nam, Bắc. B. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. C. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. D. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.Câu 10: Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt”(1961 – 1965) là A. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). B. chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho). C. chiến thắng An Lão (Bình Định). D. chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hoà).Câu 11: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi nhưng chưa trọn vẹn đối với nhân dân ta là nhận định chính xác, vì A. Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện tổng tuyển cử tự do. B. sau ngày ký kết, Mỹ câu kết với Pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ. C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành. D. Mỹ tôn trọng các quyền dân tộc ở bản của Việt Nam nhưng sau đó xâm lược.Câu 12: Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ tiến hành chiến lược A. “Chiến tranh một phía”. B. “Chiến tranh cục bộ”. C. “Việt Nam hoá chiến tranh ”. D. “Chiến tranh đơn phương ”2Câu 13: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng A. quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. B. quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ. C. quân đội Sài Gòn và liên quân Mỹ - Anh - Pháp. D. quân Mỹ, quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.Câu 14: Chiến thuật quân sự được Mỹ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là A. “tìm diệt” và “lấn chiếm”. B. tìm diệt ” và “huỷ diệt”. C. “tìm diệt ” và “bình định”. “ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: