Danh mục tài liệu

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 201)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.65 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

‘Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 201)’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 201) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài : 45 phút;PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 7đ )Câu 1: Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực vàthế giới sẽ tạo ra cơ hội nào sau đây? A. Hợp tác về kinh tế. B. Hội nhập thành công. C. Hiểu biết về tương lai. D. Định hướng nghề nghiệp.Câu 2: Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính A. kế thừa. B. tái tạo. C. nhân tạo. D. nguyên trạng.Câu 3: Học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến cơ hội nào cho con người? A. Cơ hội về tương lai mới. B. Trở thành nhà nghiên cứu. C. Điều chỉnh được nghề nghiệp. D. Cơ hội về nghề nghiệp mới.Câu 4: Yếu tố nào là quan trọng nhất khi tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại? A. Chủ động tiếp thu có chọn lọc. B. Chủ động, linh hoạt và sáng tạo. C. Chọn lọc và chỉnh sửa cho phù hợp. D. Tiếp thu một cách toàn diện.Câu 5: Tìm hiểu mối liên hệ giữa sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thờigian là phương pháp nào sau đây? A. Lô-gích. B. Liên ngành. C. Lịch đại. D. Đồng đại.Câu 6: Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải thực hiện yếu tố nào sau đây để địnhhướng cho tương lại? A. Nhận thức sâu sắc về những gì diễn ra ở cuộc sống hiện tại. B. Phát huy những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc. C. Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá lịch sử. D. Vận dụng kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại.Câu 7: Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng khi nói đến sự cần thiết của việc học tập,khám phá lịch sử suốt đời? A. Nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử có thể thay đổi. B. Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu. C. Tri thức lịch sử gắn liền với sự xuất hiện nguồn sử liệu mới. D. Tri thức lịch sử luôn biết đổi và phát triển không ngừng.Câu 8: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói đến việc: trong cuộc sống hàng ngàychúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi? A. Lịch sử hiện hữu trong từng bài học. B. Lịch sử hiện hữu trong mỗi bản làng. C. Lịch sử hiện hữu trên từng con phố. D. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà. Trang 1/4 - Mã đề 201Câu 9: Hiện nay, giải pháp cấp bách hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa là gì? A. Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản. B. Xử lý nghiêm về vi phạm các giá trị di sản. C. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. D. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản.Câu 10: Khái niệm nào sau đây là đúng? A. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc. B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia. C. Lich sử là quá trình tiến hóa của con người. D. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.Câu 11: Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xungđột hoặc kỳ thị, phân biệt đối xử. Đây là nguyên tắc nào của sử học? A. Chủ quan, khoa học. B. Trung thực, nhân văn. C. Khách quan, tiến bộ. D. Nhân văn, tiến bộ.Câu 12: Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể? A. Lăng tẩm. B. Cung điện. C. Hát xoan. D. Nhà cổ.Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần học tập lịch sử suốt đời? A. Cần vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống. B. Giúp chung ta chung sống với thế giới. C. Lịch sử còn nhiều bí ẩn cần khám phá. D. Cần bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai.Câu 14: Khái niệm nào là đúng về Sử học? A. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người. B. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người. C. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. D. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.Câu 15: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước –sau, quá khứ - hiện tại là phương pháp nào sau đây? A. Lô-gích. B. Liên ngành. C. Lịch đại. D. Đồng đại.Câu 16: Điểm giống nhau cơ bản của di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. B. sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. C. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. D. gắn với cộng đồng hoặc cá nhân có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.Câu 17: ội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế? A. Tham quan các khu tưởng niệm. B. Nghe kể những câu chuyện lịch sử. C. Tham quan các bảo tàng lịch ...

Tài liệu có liên quan: