Danh mục

Đề tài: An ninh tài chính đối với hoat động của ngân hàng thương mại nhà nước

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính cấp thiết của đề tài Sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính trước một thực trạng tiềm năng tài chính còn mỏng và trình độ chuyên môn còn thấp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá - hội nhập kinh tế quốc tế, song song với cơ hội mang lại, các ngân hàng phải đối mặt với ngày càng nhiều những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài:An ninh tài chính đối với hoat động của ngân hàng thương mại nhà nước Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008 An ninh tài chính đối với hoat độngcủa ngân hàng thương mại nhà nước LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, các Ngân hàngthương mại Việt Nam đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính trướcmột thực trạng tiềm năng tài chính còn mỏng và trình độ chuyên môn cònthấp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá - hội nhập kinh tế quốc tế, song song vớicơ hội mang lại, các ngân hàng phải đối mặt với ngày càng nhiều những rủiro tiềm ẩn có thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngânhàng nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Dưới sức ép củatình hình lạm phát tăng cao trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đãphối hợp với Bộ tài chính đưa ra những biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềmchế lạm phát như: tăng dự trữ bắt buộc thêm và mở rộng loại tiền phải dự trữbắt buộc; tăng lãi suất chiết khấu; kiểm tra các ngân hàng thương mại có tốcđộ tăng dư nợ tín dụng tính theo năm cao hơn 20 - 25%; phát hành 20.300 tỉđồng tín phiếu bắt buộc để hút tiền về; điều chỉnh cho vay chứng khoán (từviệc khống chế 3% tổng dư nợ tín dụng sang khống chế 20% vốn điều lệ);kiểm soát cho vay bất động sản... Chính điều này khiến cho các Ngân hàngthương mại gặp khó khăn khi phải đối mặt với nhiều rủi ro mới hơn. Do đóan ninh tài chính đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại nóichung và Ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng là vấn đề cần thiếtphải thực hiện nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được ổn định, antoàn, vững mạnh và không lâm vào khủng hoảng. An ninh tài chính đối với hoạt động của các ngân hàng không phải làmột khái niệm mới nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống.Trước tính cấp thiết của vấn đề tác giả đã thực hiện đề tài này với mongmuốn qua lý luận và thực trạng hiện nay của các Ngân hàng thương mại Nhànước sẽ đề ra những giải pháp thật sự hiệu quả nhằm đảm bảo cho hệ thống http://svnckh.com.vn 1ngân hàng phát triển an toàn, góp phần thúc đầy nền kinh tế tăng trưởng caovà ổn định.2. Đối tượng nghiên cứu. Ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm một vai trò đặc biệt quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Do mối quan hệ sởhữu nhà nước nên một nguồn vốn lớn của các ngân hàng tập trung chủ yếuvào các doanh nghiệp nhà nước trong khi đây là bộ phận khách hàng có thựclực tài chính kém, không có khả năng thanh toán khi đến hạn rất dễ gây nênrủi ro tín dụng. Với vị trí chủ đạo chi phối hoạt động của hệ thống ngânhàng, sự mất an toàn trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại sẽdẫn đến khủng hoảng toàn hệ thống. Do vậy, trong đề tài này tác giả chỉ đisâu vào vấn đề an ninh tài chính đối với các Ngân hàng thương mại Nhànước Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển,Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Đi sâu nghiên cứu vàosự ổn định, an toàn, vững mạnh qua hoạt động chủ yếu của ngân hàng làhuy động vốn và sử dụng các loại tài sản.3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua những chỉ tiêu đánh giá mức độ an ninh tài chính đối vớihoạt động của các Ngân hàng thương mại Nhà nước theo chuẩn mực quốctế, tác giả phân tích đánh giá thực trạng hiện nay với những khó khăn hạnchế còn tồn tại trong việc đảm bảo an toàn, ổn định cho hệ thống ngân hàng.Từ đó dự đoán những yếu tố tác động và đề xuất giải pháp đảm bảo an ninhtài chính cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước trong thời gian tới trongđó đáng chú ý nhất là xây dựng mô hình giám sát hoạt động của Ngân hàngnhà nước thật sự hiệu quả thông qua những bài học kinh nghiệm về cáchthức tổ chức của các nước trên thế giới. Bên cạnh những công cụ tài chínhmới nhằm quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng. http://svnckh.com.vn 24. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê - tổng hợp trong việc thu thậpsố liệu từ các báo cáo của Ngân hàng nhà nước, tính toán tỷ lệ so với các tổchức tín dụng khác; sử dụng phương pháp so sánh với Ngân hàng thươngmại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh,phân tích tìm ra những khó khăn hạn chế còn tồn tại; bên cạnh đó tác giảcòn sử dụng phương pháp mô tả - đánh giá; phương pháp duy vật lịch sử…5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu tình hình an ninh tài chính đôí với 5 Ngân hàngthương mại Nhà nước. Thời gian tìm hiểu số liệu , qua đó phân tích đánh giá là năm 200 4-2008. Đề ra một giải pháp cho các ngân hàng thương mại để an ninh tàichính ngày càng vững mạnh từ 2010-2020.6.Kết quả nghiên cứu dự kiến Qua những số liệu đuợc phân tích, Ngân hàng thương mại Nhà nướcsẽ phát huy hơn nữa những điể ...

Tài liệu được xem nhiều: