Danh mục tài liệu

Đề tài: Ảnh hưởng của viêc bổ sung Probiotic và Enzym tiêu hóa vào khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt giai đoạn từ sau cai sữa (21ngày) đến xuất chuồng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.75 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài: Ảnh hưởng của viêc bổ sung Probiotic và Enzym tiêu hóa vào khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn củalợn thịt giai đoạn từ sau cai sữa (21ngày) đến xuất chuồng, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các chế phẩm Probiotic và Enzym tiêu hóa (do viện Chăn nuôi phối hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu, sản xuất) trong chăn nuôi lợn con và lợn thịt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Ảnh hưởng của viêc bổ sung Probiotic và Enzym tiêu hóa vào khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt giai đoạn từ sau cai sữa (21ngày) đến xuất chuồng VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊC BỔ SUNG PROBIOTIC VÀ ENZYM TIÊU HÓA VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC CỦA ĂN LỢN THỊT GIAI ĐOẠN TỪ SAU CAI SỮA (21NGÀY) ĐÊN XUẤT CHUỒNG Trần Quốc Việt*, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên và Bùi Thị Thu Huyền Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn và Đồng cỏ *Tác giả liên hệ: Trần Quốc Việt – Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn và đồng cỏ Viện Chăn nuôi – Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội Tel: (04) 38.386.126/ 0982.011.584; Fax : (04) 38.389.775: Email: vietvcn@yahoo.com ABSTRACT Effects of supplementation of probiotics and feed enzymes into diets on growth performance and feed efficiency in pigs from weaning at 21 days of age to market weight One hundred and eighty exotic pigs weaning at 21 days were used to examine efficiency of utilization of probiotics and feed enzymes in pig feeding. Pigs were allotted into 6 groups according to randomized block design. Pigs in group 1 were given basal diets (BD) with a feed enzyme (EV) (protease: 108 IU/g; amylase: 2209 IU/g; cellulase: 1116 IU/g; beta-glucanase: 200 IU/g; xylanase: 1000 IU/g). Pigs in group 2 were fed BD with a probiotic-enzyme preparation (PEV) (number and activation of enzyme in this product were the same as the EV. Probiotic flora in PEV product were Bacillus subtilis, Saccharomyces boulardi, Enterococcus faecium, Pediococcus pentosaceus and Lactobacillus fermentum. Concentration of these flora was 109\8 cfu/g). Pigs in group 3 were given BD with a feed enzyme preparation (KEZ) (KEMZYM® brand V Dry –a pproduct of Kemin company including protease: 900 IU/g; amylase: 270 IU/g; cellulase: 4139 IU/g; xylanase: 4205 IU/g). Pigs in group 4 were fed BD with a PEA product (a probiotic-enzyme product of Alltech company) with amylase (4400 IU/g); protease (264 IU/g) and cellulase (1100 IU/g). Probiotic flora in PEA product were Lactobacillus acidophilus; Enterococcus faecium and Saccharomyces cerevisiae. Groups 5 was positive controled group within that BD with colistin at dose 100 ppm and group 6 was negative controled group without any antibiotic, enzymes and probiotic supplementation. Supplemented doses of EV and PEV were 2.0 kg/tone and these of KEZ and PEA were 0.5 kg/tone. Results showed that supplementation of feed enzymes (EV and KEZ) and probiotic- enzyme (PEV and PEA) resulted in increasing in digestibility of DM, OM, CP and CF of diet in young pigs. Growth performance and feed efficiency in pigs fed basal diets supplemented with EV and PEV were higher than control groups from 5.2-8. 8% and 7. 1-9.3%, respectively. Key words: Pigs, weaning, probiotics, feed enzymes, digestibility, growth performance, feed efficiency. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn cai sữa, lợn con cùng một lúc chịu tác động bởi nhiều stress: Stress dinh dưỡng (do thay đổi thức ăn); stress sinh lý (do thay đổi môi trường sống và tập tính)…vv (Fraser và cs, 1998; Nabuurs, 1998; Cromwell, 2002; Kiarie và cs, 2007). Hậu quả là giảm sức tiêu thụ thức ăn, giảm chiều cao lông nhung, tăng độ sâu của hốc niêm mạc ruột, giảm hàm lượng và hoạt tính của các enzyme nội sinh, tăng nhiễm các vi sinh vật có hại dẫn đến làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ruột, tăng tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ còi cọc và tỷ lệ chết dẫn đến những tổn thất lớn về năng suất và kính tế (Pluske và cs, 1995; Van Beers-Schreurs, 1996 và Pluske và cs, 1997). Để khắc phục tình trạng này, phương pháp thường được sử dụng là bổ sung kháng sinh liều thấp trong thức ăn (Pluske và cs, 2002). Tuy nhiên, do sức ép ngày càng tăng của việc cấm sử dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cứu và sử dụng những chất thay thế đang là một đòi hỏi cấp bách (Cromwell, 2002). Những chất bổ sung thay thế được quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều là probiotic, prebiotic, các chất phytogenic. Probiotic là chất bổ sung vi sinh vật sống có tác dụng làm tăng cường sức khoẻ vật chủ thông qua việc cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột (Fuller,1989). Đồng thời với probiotic, các chế phẩm enzyme tiêu hóa cũng được sử dụng 44 TRẦN QUỐC VIỆT – Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic và en zym tiêu hóa ... rất rộng rãi nhằm hỗ trợ các enzyme nội sinh và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn con và lợn thịt. Những người chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay đã quen thuộc với nhiều sản phẩm probiotic, và enzyme thương mại. Tuy nhiên, giá cả và hiệu quả sinh học của các sản phẩm này cũng rất khác nhau. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các chế phẩm probiotic và enzyme tiêu hóa (do viện Chăn nuôi phối hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà nội nghiên cứu, sản xuất) trong chăn nuôi lợn con và lợn thịt. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Chế phẩm sinh học: Bốn chế phẩm sinh học: Hai chế phẩm dạng bột EV và PEV (do viện Chăn nuôi phối hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu, sản xuất). Trong đó EV là chế phẩm đa enzyme tiêu hóa và PEV (chế phẩm probiotic-enzyme); và hai chế phẩm dạng bột KEZ và PEA (KEZ là chế phẩm đa enzyme do hãng Kemin Singapore sản xuất và PEA là chế phẩm probiotic-enzyme do hãng Alltech của Mỹ sản suất). Bảng 1. Những thành phần có hoạt tính của các chế phẩm sinh học dùng trong thí nghiệm. Thành phần có hoạt tính Đơn vị Chế phẩm ...