Danh mục tài liệu

Đề tài: 'HAECCEITAS' (SỞ NGÃ TÍNH) VÀ 'DASEIN' (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG QUAN NIỆM CỦA J.D.SCOTUS VÀ M.HEIDEGGER

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu so sánh hai khái niệm “Haecceitas” (Sở ngã tính) và “Dasein” (Hiện tính thể) trong quan niệm của J.D.Scotus và M.Heidegger, làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm của các ông về hai khái niệm này, trong bài viết này, tác giả đã cho thấy, cả D.Scotus lẫn M.Heidegger đều muốn nhấn mạnh cá nhân tính, độc nhất tính, tính cao cả và phẩm giá con người. Song, do bối cảnh lịch sử và văn hoá rất khác xa nhau, trong quan niệm của các ông đã có sự khác biệt. Do vậy, mặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " “HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH) VÀ “DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG QUAN NIỆM CỦA J.D.SCOTUS VÀ M.HEIDEGGER " Nghiên cứu triết họcĐề tài: “HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH)VÀ “DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ) TRONG QUAN NIỆM CỦA J.D.SCOTUS VÀ M.HEIDEGGER “HAECCEITAS” (SỞ NGÃ TÍNH) VÀ “DASEIN” (HIỆN TÍNH THỂ)TRONG QUAN NIỆM CỦA J.D.SCOTUS VÀ M.HEIDEGGERALEXIS TRẦN ĐỨC HẢI (*)Nghiên cứu so sánh hai khái niệm “Haecceitas” (Sở ngã tính) và “Dasein”(Hiện tính thể) trong quan niệm của J.D.Scotus và M.Heidegger, làm rõ sựtương đồng và khác biệt trong quan niệm của các ông về hai khái niệm n ày,trong bài viết này, tác giả đã cho thấy, cả D.Scotus lẫn M.Heidegger đều muốnnhấn mạnh cá nhân tính, độc nhất tính, tính cao cả v à phẩm giá con người.Song, do bối cảnh lịch sử và văn hoá rất khác xa nhau, trong quan niệm củacác ông đã có sự khác biệt. Do vậy, mặc dầu cả hai ông đều phát hiện ra “nỗicô đơn tột cùng” và “tính thể quy tử” của mỗi con người, song cách giải thíchcủa hai ông về vấn đề này cũng không giống nhau. Sự khác biệt này bắt nguồntừ sự hiểu biết rất khác nhau về ý nghĩa của hiện hữu tính.Chào đời ngày 26-9-1889 tại Messkirch, miền tây nam nước Đức, có cha mẹ làngười Công giáo đạo đức, Martin Heidegger học triết học với tư cách là mộtứng sinh trẻ cho chức linh mục Công giáo, “nh ưng sau hai năm(1) học thầnhọc tại Đại học Freiburg, chứng đau tim tái diễn làm tắt các hy vọng này”(2).Những năm học thần học như thế đã giúp Heidegger làm quen với triết họcKinh viện thời Trung cổ theo trường phái Aristotle. Thời gian này, Heideggergặp một vấn đề có tầm quan trọng hiện đại - “Vấn đề trạng thái của ý nghĩaluận lý”. “Xác tín rằng các nguồn của Kinh viện – và nhất là Scotus, một triếtgia sắc sảo vào bậc nhất về luận lý và hiện sinh của thời Trung cổ, có thể giúpông thành công trong việc giải quyết các vấn đề này”, nghĩa là “một vấn đềmang ý nghĩa siêu hình: luận lý học đòi hỏi “viễn ảnh đích thực của nó”, đó làsiêu hình học” (FS 2. 406)(3). Ông muốn thực hiện cuộc đối thoại với JohnDuns Scotus (1266 – 1308) từ lập trường của triết gia Edmund Husserl và luậnlý học hiện đại của Đức(4). Việc này dẫn đưa Heidegger viết cuốn sách nổitiếng về Duns Scotus - Lý thuyết các phạm trù và ý nghĩa trong học thuyếtDuns Scotus (luận án phong hàm Giáo sư tại Đại học Freiburg năm 1915)(5)và tập bài giảng bậc đại học năm 1915 mang tựa đề Khái niệm thời tính trongkhoa học lịch sử. McGrath cho rằng, “món nợ của Heidegger với DoctorSubtilis (Tiến sĩ tế vi - Scotus thường được gọi như vậy) sống cuối thế kỷ XIIIđược thể hiện ở trang đầu cuốn “Thể tính và thời tính”, trong đó ông không hỏivề hữu thể, nhưng hỏi về ý nghĩa của hữu thể, và ông viết: “biên độ khả thểtính thì rộng lớn hơn thực thể tính”(6).Các chi tiết lịch sử này về mối liên hệ giữa Heidegger(7) - một triết gia hiệntượng luận và hiện sinh nổi tiếng của thế kỷ XX, và một triết gia kiêm thần họcgia sống vào cuối thế kỷ XIII, đã dẫn tôi cố gắng so sánh đặc tính riêng về triếthọc của hai người: “Dasein” và “Haecceitas”. Qua hai thuật ngữ này, Scotusvà Heidegger đều muốn nhấn mạnh đến cá nhân tính, độc nhất tính, tính cao cảvà phẩm giá con người. Tuy nhiên, do hai bối cảnh lịch sử và văn hóa rất khácxa nhau, “nhất là do khái niệm con người có về chính bản thân mình”(8) có thểđã không xuất hiện một số khác biệt trong quan điểm tác động lên thái độ hiệnsinh của hai vị trong cuộc sống? Sau đây, tôi sẽ lần lượt trình bày Haecceitas,Dasein của Scotus và Heidegger để sau đó, so sánh hai khái niệm này trên mộtsố điểm chính.1. Haecceitas(9)1.1. Định nghĩaXét về từ nguyên, từ Latinh này – một từ ngữ của triết học Trung cổ, do DunsScotus đặt ra – thường được dịch là “this-ness” (“sở ngã tính”, từ chữ haec,nghĩa là cái này), đối lập với chữ “quidditas”, whatness (“yếu tính”, từ chữquid, có nghĩa là cái gì) để nói lên các phẩm chất riêng, đặc tính hoặc đặcđiểm của một vật và làm cho vật ấy trở nên một vật đặc biệt, nghĩa là lý do tạisao cá nhân này là cá nhân này chứ không thể là cá nhân khác(10). “Thisness”(sở ngã tính) là yếu tố quyết định, riêng biệt cho cá nhân ấy, làm cho cá nhânấy vốn là cá nhân hóa thành một người, chẳng hạn biết người ấy chắc chắn làSocrates, chứ không thể là Plato, hoặc Aristotle. Chẳng hạn, Socrate-tính cóthể diễn tả “haecceity” của Socrates; Platon-tính là “haecceity” của Plato, v.v..Nói tóm lại, đó là tính độc nhất, sự hoàn hảo duy nhất, tính độc đáo(11) tạocho mỗi người và mỗi vật có một giá trị nội tại và miên viễn. Triết gia GabrielMarcel có lý khi nói: “Điều hiện hữu và đáng kể, đó là cá nhân này, là thực tạicá nhân tôi”(12). Allan B. Wolter tóm lược về “chức năng hai mặt của“Haecceity” (Sở ngã tính) hoặc “Thisness” (Sở ngã) như sau: (1) nó làm chomỗi cá nhân là độc nhất và không thể có bản sao, ngay cả bởi Thiên Chúa toànnăng; và (2) nó phân biệt tận gốc và tận cùng cá nhân này với cá nhân khác, dùcác cá nhân này khác biệt hoặc giống nhau t ...

Tài liệu có liên quan: