Danh mục tài liệu

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nhận xét tình trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám, điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.75 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nhận xét tình trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám, điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa" được thực hiện với mục đích nhằm nhận xét tình trạng loãng xương ở nam giới đến khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa; nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng xương ở nam giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nhận xét tình trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám, điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, loãng xương ở người cao tuổi đã trở thành mộtvấn đề thời sự đối với sức khỏe cộng đồng. Xu thế tuổi thọ ngày càng tăng, sốngười cao tuổi ngày càng nhiều, tỷ lệ loãng xương ngày càng tăng ước tính ảnhhưởng đến 200 triệu người trên toàn thế giới[1].Loãng xương luôn là mối đe dọakhông chỉ đối với bản thân, gia đình người bệnh mà đã trở thành một nguy cơgánh nặng cho toàn xã hội[2]. Bệnhđặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương, tổnthương vi cấu trúc xương [3].Hệ quả nghiêm trọng nhất của loãng xươnglà gãyxương là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến kinh tếcả nước [4]. Từ lâu, loãng xương đã được coi là bệnh của phụ nữ sau mãn kinh, songcác nghiên cứu gần đây đã cho thấy có tới 20% số nam giới toàn cầu có nguy cơmắc bệnh loãng xương[5]. Tỷ lệ tử vong và giảm chất lượng cuộc sống sau gãyxương ở nam giới nặng nề hơn so với nữ giới,khoảng phân nửa các phụ nữ gẫyxương chết trong vòng 7 năm, con số này ở nam giới là 5 năm nói cách khác khi namgiới gẫy xương họ có nguy cơ chết sớm hơn nữ giới đến 2 năm [6]. Do vậy loãngxương ở nam ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhằm phát hiện sớm và điềutrị dự phòng biến chứng. Nhằm góp phần vào phát hiện và phòng loãng xương, tránh biến chứnggãy xương ở nam giới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài:Nhận xét tìnhtrạng loãng xương và một số yếu tốliên quan ở nam giới đến khám, điều trị tạibệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét tình trạng loãng xương ở nam giới đến khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. 2. Nhận xét mộtsốyếu tốliên quan đếntình trạng loãng xương ở nam giới. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1.Đại cương về loãng xương1.1.1. Định nghĩa loãng xương Cũng như nhiều bệnh khác hiểu biết về loãng xương thay đổi theo thờigian. Năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì một hội nghị chuyên đềloãng xương tại Thụy Sỹ đưa ra định nghĩa: “Loãng xương là một bệnh với đặcđiểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng dẫn đến tìnhtrạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương”[7]. Có 3 khía cạnhtrong định nghĩa trên: Khối lượng xương, vi cấu trúc của xương và hệ quả. Khốilượng xương chính là khối lượng chất khoáng trong xương, một thành tố quantrọng có ảnh hưởng đến lực và sức bền của xương.Vi cấu trúc của xương lànhững thành phần đan xen của các tế bào và mô tạo nên xương, phản ánh chấtlượng của xương. Định nghĩa trên ghi nhận rằng gãy xương là hệ quả của loãngxương. Nhưng hệ quả ở đây là nguy cơ gãy xương chứ không phải gãy xương. Trong vòng 15 năm qua, rất nhiều nghiên cứu về loãng xương đã đượcthực hiện qua đó chúng ta đã hiểu và biếtnhiều hơn về loãng xương đặc biệt làchất lượng của xương. Năm 2001,Viện Y tế Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị chuyênđề về loãng xương, hội nghị đã đúc kết những hiểu biết mới và đi đến một địnhnghĩa mới về loãng xương như sau: Loãng xương là một hội chứng với nhữngđặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương.Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp của mật độ chất khoáng trong xương vàchất lượng xương[8]. Nghiên cứu hai định nghĩa loãng xương trên đây cho chúng ta thấy gãyxương là một hệ quả của loãng xương và loãng xương là hệ quả của tình trạnggiảmsức bền của xương do 2 yếu tố: Lượng (lượng chất khoáng trong xương) vàchất (chất lượng và cấu trúc xương) tác động. Định nghĩa mới này mở ra một định hướng nghiên cứu loãng xương trongvòng 10 năm qua là tập trung vào nghiên cứu chất lượng của xương.Nhiều 3chuyên gia đều đồng ý rằng chất lượng xương chính là tổng hợp các yếu tố liênquan đến cấu trúc của xương,chuchuyển của chất khoáng trong xương, độkhoáng hóa và các đặc điểm của chất keo. Qua định nghĩatrên cho thấy loãngxương là một yếu tố nguy cơ của gãy xương. Riggs đã chia sự thay đổi khối lượng xương trong quá trình phát triển củacơ thể thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn đầu: Trong quá trình phát triển, sự tạo xương mạnh hơn hủyxương. Khối lượng xương tăng dần để đạt tới giá trị tối đa được gọi là ‘‘Khốilượng xương đỉnh” (Peak Bone Mass-PBM). PBM là khối lượng của mô xươnglúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Thường tốc độ hình thành xương cao ởxung quanh tuổi dậy thì, đạt đỉnh ở độ tuổi 30. Tuy nhiên thời điểm đạt PBMkhác nhau giữa nam và nữ, giữa các chủng tộc. Nữ đạt PBM sớm hơn so vớinam từ 3-5 năm. Nữ da trắng có bộ xương nhẹ nhất, nam da đen có bộ xượngnặng nhất. PBM ở tuổi trưởng thành là một trong những yếu tố quyết định khốilượng xương của cơ thể. - Giai đoạn mất xương chậm: ...

Tài liệu có liên quan: