Danh mục tài liệu

Đề tài: Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 15      Loại file: doc      Dung lượng: 118.50 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, quy luật giá trị đóng vai trò quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất hàng hóa. Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: "Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay" Luận vănPhân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trịtrong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, quy luật giá trị đóng vaitrò quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất hàng hóa. Do đó mà ở đâu cósản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Sảnxuất hàng hóa chịu tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật quan hệ sảnxuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật cung –cầu; quy luật lưu thông tiền tệ; quy luật cạnh tranh,... Nhưng vai trò cơ sở cho sựchi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quyluật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và traođổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Nhậnthức được vấn đề này, em đã quyết định chọn đề tài : “Phân tích 3 tình huốngtrong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Namhiện nay” làm đề tài nghiên cứu. Tuy đã rất cố gắng song bài viết của em vẫn cònnhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý, chỉnh sửa từ thầy cô vàcác bạn. NỘI DUNG CHÍNH Chương I. Nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị - quy luậtcơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa 1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hànghóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tácdụng của quy luật giá trị. Theo yêu cầu chung của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóaphải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa,mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình còn giá trịcủa hàng hóa được quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy,người sản xuất muốn tiêu thụ được hàng hóa, bù đắp được chi phí và muốn có lãithì cần điều chỉnh cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phímà xã hội chấp nhận được. Trong lưu thông hay trao đổi hàng hóa cũng phải trên cơ sở hao phí laođộng xã hội cần thiết, nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Giátrị là cơ sở của giá cả còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị nên trước hếtgiá cả phụ thuộc vào giá trị. Ngoài ra, trên thị trường giá cả còn phụ thuộc vàocác nhân tố khác như cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự vận độnggiá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạtđộng của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quyluật giá trị phát huy tác dụng. 2. Tác động của quy luật giá trị 2.1. Tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Điều tiết sản xuất là quá trình điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữacác ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này thông qua sự biến độngcủa giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Khicung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa cao hơn giá trị, khi đó hàng hóa bán chạy, nhàsản xuất lãi cao, họ sẽ mở rộng sản xuất, tăng cường tư liệu sản xuất và sức laođộng vào ngành này. Còn khi cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị,hàng hóa bán không chạy, thậm chí dẫn đến lỗ vốn, buộc nhà sản xuất phải thuhẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư ở một lĩnh vực khác có giá cả hànghóa cao hơn. Điều tiết lưu thông cũng thông qua giá cả trên thị trường. Khi giá cả thịtrường biến động sẽ thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, từđó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt. Như vậy, sự biến động của giá cả thị trường không những chỉ rõ sự biếnđộng về kinh tế mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa. 2.2. Tác động kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăngnăng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thểkinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuynhiên do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗingười khác nhau. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn haophí lao động xã hội của hàng hóa sẽ ở thế có lợi, thu được lãi cao. Ngược lạingười sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hộicần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Chính vì thế, để giành được lợi thế trong cạnhtranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệtcủa mình sao cho phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy họphải luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức quản lí, thực hiện tiết kiệmc ...