Danh mục tài liệu

Đề tài: Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 55      Loại file: doc      Dung lượng: 325.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay" trình bày tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế, thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay,... Hy vọng nội dung đề tài phục vụ hữu ích nhu cầu học tập, làm việc hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay Thực trạng & Giải pháp phân tích  Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam  hiện nay 1 LỜI NÓI ĐẦU Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ  mô quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế  đối ngoại của một nước với   phần còn lại của thế  giới. Nó có quan hệ  chặt chẽ  với các tài khoản kinh  tế  vĩ mô khác như  bản cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ  thống tài  khoản quốc gia. Chính vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan   trọng để  đề  ra các chính sách phát triển kinh tế  và những diễn biến trong   cán cân thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà   hoạch định chính sách.  Tuy nhiên, để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ  chính xác và kịp thời là một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu   cán cân thanh toán quốc tế quá rộng. Việc phân tích các tình trạng và đưa ra  các giải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong từng thời kì phát triển  kinh tế của một quốc gia cũng là việc khó do các khu vực trong nền kinh tế  có quan hệ  tác động lẫn nhau. Có thể  nói rằng việc thành lập, phân tích  điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế  đối với Việt Nam là rất mới mẻ  và  thiếu kinh nghiệm, để  cán cân thanh toán quốc tế  trở  thành một công cụ  phân tích, quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết  là phải có sự  nghiên cứu cả về  lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập,   phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Mong muốn đưa ra những ý kiến đóng góp về  cán cân thanh toán   quốc tế, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề  tài  “ Thực trạng và giải pháp   phân tích cán cân thanh toán quốc tế   ở  Việt Nam hiện nay”. Nguyện  vọng đóng góp thì nhiều, song lực thì có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế  2 nên mặc dù đã có nhiều cố  gắng nhưng bài thảo luận chắc chắn không  tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự  góp ý của thầy và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.  Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỂ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ.  1.  Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế  2.  Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế  3.  Các cán cân bộ phận II. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ  CỦA   VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1.     Cán cân vãng lai     1.1   Cán cân thương mại 1.2   Cán cân dịch vụ     1.3   Cán cân thu nhập     1.4   Cán cân chuyển giao vãnh lai một chiều     1.5   Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và thâm hụt cán cân vãng lai    2.     Cán cân vốn 2.1   Đầu tư trực tiếp nước ngoài     2.2   Đầu tư gián tiếp nước ngoài .      GIẢI PHÁP 1.    Các biện pháp tác động trực tiếp lên cán cân vãng lai 1.1  Chính sách nhập khẩu 1.2  Chính sách khuyến khích xuất khẩu 1.3  Biện pháp thu hút chuyển giao vãng lai từ nước ngoài vào Việt Nam. 3 2.  Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả  sử dụng vốn đầu tư  nước   ngoài 2.1   Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) 3.      Biện pháp tăng tiết kiệm 4.      Các biện pháp điều chỉnh chi tiêu 4.1.  Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. 4.2    Sáng kiến Chiềng Mai 5.      Biện pháp điều chỉnh tỷ giá Danh mục bảng Bảng 1.1 : Mô phỏng cán cân thanh toán quốc tế. Bảng 2.1 : Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000­2007 Bảng 2.2 : Cán cân vãng lai của Việt Nam từ năm 2008­2010 Bảng 2.3 : Cán cân vãng lai 6 tháng đầu năm 2010 Bảng 2.4 : Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000­2007 Bảng 2.5 : Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2008 – 2010 Bảng 2.6 : Cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 Bảng 2.7 : Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ năm 2000­2010 Bảng 2.8 : Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000­2010 Bảng 2.9 :  Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ  năm 2000­2010 Bảng 2.10 :  Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều 6 tháng đầu năm  2010 Bảng 2.11: Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2000 – 2010 Bảng 2.12: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 – 2009 Bảng 2.13: Đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 – 2009 4 .   TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.   Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 1.1  Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế  (balance of payments) là một bản báo cáo  thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả những giao dịch kinh tế  giữa   người   cư   trú   và   người   không   cư   trú   trong  một  thời   kỳ   nhất   định  thường là một năm. Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những báo cáo thống kê tổng  hợp quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia. Các chỉ  tiêu của BOP cho biết:  có bao nhiêu hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia đó xuất khẩu, nhập khẩu;   quốc gia này hiện đang là con nợ hay chủ nợ đối với phần còn lại của thế  giới; dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương tăng lên hay giảm xuống  trong kỳ báo cáo là như thế nào. 1.2. Khái niệm người cư trú và người không cư trú: 5 Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ  đồng thời hai   tiêu chí: Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên. Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú. Đối với  Việt Nam, khái niệm người cư  trú và người không cư  trú  được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 3 trong Nghị  định 164/1999/NĐ­CP,   ngày 16 tháng 11/1999 của Chính phủ  về  cán cân thanh toán quốc tế  của  Việt Nam. 2.    Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế: Theo thông lệ, BOP bao gồm 2 bộ phận chính: cán c ...