Danh mục tài liệu

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 27.42 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG -------------------- (Đề thi có 04 trang)Họ và tên: ...........................................................Lớp: ......... Số báo danh: .......Câu 1. Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) đã để lại cho Đảng ta bài học kinhnghiệm gì cho công cuộc đấu tranh về sau? A. Sử dụng bạo lực cách mạng với đấu tranh ngoại giao. B. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp. C. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với ngoại giao. D. Kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị.Câu 2. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dươngđược kí kết là A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. B. đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm. C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.Câu 3. Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là A. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. D. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.Câu 4. Từ năm 1965-1968 Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào trên đất nước ta? A. Chiến tranh đơn phương. B. Chiến tranh Việt Nam hóa. C. Chiến tranh cục bộ. D. Chiến tranh đặc biệt.Câu 5. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắngchiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965) của Mĩ? A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Ấp Bắc (Mĩ Tho). C. Ba Gia (Quảng Ngãi). D. An Lão (Bình Định).Câu 6. Đâu là đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau năm 1954? A. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. B. Cả nước thống nhất và cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. D. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng khỏi Mĩ - Diệm.Câu 7. Âm mưu cơ bản của Chiến tranh đặc biệt mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. B. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam. C. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam. D. Dùng người Việt đánh người Việt.Câu 8. Điểm giống nhau giữa hai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với “chiến tranh cục bộ” do Mĩtiến hành ở Việt Nam? A. Sử dụng các gọng kìm “bình định”, “tìm diệt”. B. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. C. Đều tiến hành hành bằng lực lượng quân đội Mĩ. D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.Câu 9. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là: A. Mĩ - Diệm phá Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng. B. chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.Mã đề 522 Trang 1/4 C. nhân dân miền Nam muốn đứng lên giành lấy quyền sống. D. sự soi đường của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.Câu 10. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩvà chính quyền tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước? A. Quan trọng nhất. B. Cơ bản nhất. C. Quyết định trực tiếp. D. Quyết định nhất.Câu 11. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam góp phần làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiếntranh đặc biệt” của Mĩ trong đông - xuân 1964-1965? A. Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Bình Giã (Bà Rịa). C. Núi Thành (Quảng Nam). D. Vạn Tường (Quảng Ngãi).Câu 12. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 19–5), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Namđã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược? A. Phong trào “Đồng khởi” năm 1959 – 1960. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.Câu 13. Đâu là quyền dân tộc cơ bản được khẳng định trong Hiệp định Pa-ri năm 1973? A. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. C. độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D. độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.Câu 14. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Vỉệt Nam đã A. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ. C. trực tiếp buộc Mĩ đưa quân đội tham chiến tại chiến trường miền Nam. D. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.Câu 15. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được Mĩ triển khai trong hoàn cảnh nào? A. Chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh thất bại. B. Chiến lược Chiến tranh cục bộ thất bại. C. Chiến lược Chiến tranh đơn phương thất bại. D. Mĩ thất bại sau phong trào Đồng Khởi của quân dân ta.Câu 16. Nội dung nào không phải là biện pháp của Mĩ khi triển khai thực hiện chiến lược “Chiếntranh cục bộ” (1965-1968) ở Việt Nam? A. Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh khỏi chiến trường miền Nam. B. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất. C. Ồ ạt đưa quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ vào miền Nam Việt Nam. D. Mở các cuộc hành quân tấn công vào vùng “đất thánh Việt cộng”.Câu 17. Một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược Chiến tranhđặc biệt là A. vành đai diệt Mĩ. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: