Danh mục tài liệu

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 63.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN SỬ – Khối lớp 12 Tổ Sử- Địa- GDCD/KT&PL Thời gian làm bài : 45 phút (Đề kiểm tra có 04 trang) (không kể thời gian phát đề)Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 004Câu 1. Cách đánh của ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh vào năm 1975 tại miền Nam nước ta là A. Bao vây kêu gọi binh lính và sĩ quan quân đội Sài Gòn đầu hàng. B. Bao vây đánh lấn từ ngoài vào trong và kết hợp với lực lượng nổi dậy C. Vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài để tiến vào trung tâm Sài Gòn. D. Đánh từ bên trong trở ra bên ngoài kết hợp đánh từ ngoài vào trongCâu 2. Nguyên nhân cơ bản quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là A. Có hậu phương miền bắc không ngừng lớn mạnh. B. Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân nhân ta. C. Sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân hai miền Nam – Bắc.Câu 3. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là A. Đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau. B. Mĩ thay chân thực dân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam. C. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của đế quốc Mĩ. D. Miền Bắc được giải phóng, hàn gắn vết thương đi lên Chủ nghĩa xã hộiCâu 4. Những thắng lợi quân sự nào của ta làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”của Mĩ? A. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão. B. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. C. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. D. Vạn Tường, núi Thành, An Lão.Câu 5. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của ta miền Nam từ năm 1961 – 1965 có tác dụng A. Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pari( Pháp, năm 1968) B. Buộc đế quốc Mĩ phải thực hiện chiến lược thực dân mới. C. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Mĩ – Diệm ở miền Nam Việt Nam. D. Quyết định sự thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt.Câu 6. Tính đến năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Điều này chứng tỏ A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản. B. Xương sống của “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. C. Phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam. D. Địa bản giải phóng được mở rộng khắp miền Nam Việt NamCâu 7. Đế quốc Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri vì: A. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ nhất. B. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai. C. Bị ta đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược tết mậu thân (1968). D. Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bắn phá miền Bắc. 1/4 - Mã đề 004Câu 8. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhấtcủa địch là A. Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế , Sài Gòn. B. Đà Nẵng, Tây Nguyên, đông bắc Sài Gòn. C. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. D. Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng.Câu 9. Mục đích của đế quốc Mĩ trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vàoHà Nội, Hải Phòng là A. Cứu nguy cho “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. Hủy diệt thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng. C. Tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri. D. Hỗ trợ cho mưu đồ chính trị, ngoại giao mới.Câu 10. Quyền dân tộc cơ bản được khẳng định trong Hiệp định Pa-ri năm 1973 là A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. Độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. Độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.Câu 11. Thắng lợi chính trị mở đầu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược «ViệtNam hóa chiến tranh» là A. Trung ương cục miền Nam được thành lập trực tiếp lãnh đạo đấu tranh chống Mĩ B. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. C. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời không ngừng lớn mạnh với ba thứ quân D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ở Tây NinhCâu 12. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân Sài Gòn có vai trò gì trên chiến trường? A. Đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của quân Mĩ. B. Giữ vai trò chủ lực trên chiến trường. C. Trực tiếp chỉ huy chiến dịch đặc biệt D. Cung cấp nhân lực cho quân đội Mĩ.Câu 13. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ khác với “Chiến tranh đặc biệt” ở chỗ: A. Sử dụng vũ khí hiện và phương tiện đại của Mĩ. B. Mỹ giữ vai trò cố vấn trong suốt các trận đánh C. Quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ trực tiếp tham chiến. D. Tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân giải phóng.Câu 14. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. B. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút, ngụy nhào”. C. Đã đánh cho “Mĩ cút, Ngụy nhào” giải phóng hoàn toàn miền Nam. D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.Câu 15. Chiến dịch có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm1975 ? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Phước Long.Câu 16. Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là A. Chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. C. Để chống lại phong trào cách mạng. D. Dùng người việt đánh người VIệt. ...

Tài liệu có liên quan: