Danh mục tài liệu

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 65.98 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH -------------------- (Đề thi có 4 trang)Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: .............Câu 1. Đột biến là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá vì đột biến là loại biến dị A. không liên quan đến biến đổi trong kiểu gen. B. luôn luôn tạo ra kiểu hình có lợi cho sinh vật. C. di truyền được. D. không di truyền được.Câu 2. Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tuổi của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch. B. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới. C. Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. D. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.Câu 3. Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình 3. Phân tích hình 3, hãycho biết phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất. B. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường. C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm D. D. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể.Câu 4. Cho một số hiện tượng sau:(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn chohoa của loài cây khác.Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử? A. (3), (4). B. (2), (3). C. (1), (2). D. (1), (4).Câu 5. Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Cạnh tranh chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật. B. Cạnh tranh gay gắt dẫn đến những cá thể yếu sẽ bị đào thải khỏi quần thể. C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm. D. Cạnh tranh cùng loài có thể là nguyên nhân làm mở rộng ổ sinh thái của loài.Câu 6. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ vềmối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. cạnh tranh khác loài. D. hỗ trợ khác loài.Câu 7. Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây? A. Mật độ cá thể. B. Kích thước quần thể. C. Thành phần loài. D. Nhóm tuổi (còn gọi là cấu trúc tuổi).Câu 8. Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hoá? A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Xuơng cùng. D. Ruột già.Câu 9. Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đườngMã đề 124 Trang Seq/4 A. lai khác dòng. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. địa lí.Câu 10. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến và di – nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.Câu 11. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ănsâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.Câu 12. Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? A. Các axit amin trong chuỗi β–hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau. B. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh. C. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. D. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.Câu 13. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật. B. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. C. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới D. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.Câu 14. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. B. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. C. Những con cá sống trong Hồ Tây. D. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.Câu 15. Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thướcquần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?(1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường tăng.(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.(3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.Câu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: