Danh mục tài liệu

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

Số trang: 3      Loại file: docx      Dung lượng: 27.45 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước Trường THCS Lê KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 Cơ MÔN: NGỮ VĂN - Lớp: 7 Họ và tên:…. ……………......L ớp: 7/..... Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (…) Thương lắm mẹ miền Trung - mẹ tôi trong những ngày lũ lụt. Cái cột, cái kèo vẹoxiêu, cái thúng cái mủng nhẹ trôi chìm trong xoáy nước. Gia tài mẹ có gì nhiều nhặn đâu, tấtcả đã dồn vào cho đàn con, tất cả đều chỉ ở cây cối quanh trong vườn. Những dây bầu dây bí,những cây chanh cây bưởi, những luống rau khóm hành và rộng ra hơn là những vạt lúa uốncâu đang đòng đòng bén sữa - Sữa mẹ hay sữa lúa? Gia tài mẹ có gì đâu là mớ tép riu là con cá bống quẫy đuôi lách chách búng vào chiềulạnh để ăn cái đậm đà phù sa chân ruộng. Mẹ bòn mót chắt lọc để bữa cơm có thêm tiếngxuýt xoa hôi hổi nóng của bát canh rau tập tàng, để được mời lên đặt xuống. Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt,ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bệnthừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng. Chạn bếp, chạn gỗ có cao được thêm nữa đâu.Mái tranh ngấm mưa thì đã mục, mái ngói ngấm nước thì đã bục. Và mái trời đâu chỉ cònchở che mà xé toang mái rách, mà rạch đêm sấm chớp. Chỉ còn lại mái ấm cuộc đời, mái ấmtình người là muôn đời muôn thuở bền chặt… Thương lắm mẹ miền Trung khi tôi viết: “Cánh đồng nước ngập mênh mông/ Cây lúangậm phù sa sương/ Bóng mẹ miền Trung lội ruộng/ Hắt lên mây trắng cuối chiều…”. Núithì cứ Giăng Màn. Dãy Trường Sơn như sống lưng gập vào nhau. Trước mặt là biển Đôngnghìn trùng trắc trở. Sau lưng là bão lũ hoành hành nhưng miền Trung vẫn neo giữ, mẹ miềnTrung đã neo giữ. Mẹ chính là điểm tựa của miền Trung. (Trích Nỗi niềm với mẹ miền Trung của Nguyễn Ngọc Phú)Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Tản văn D. Truyện dàiCâu 2. Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với đối tượng nào?A. Mẹ B. Bà C. Chị gái D. BaCâu 3. Đối tượng trong đoạn trích được tái hiện tập trung vào thời điểm nào?A. Những ngày nắng oi ả. B. Những ngày bình yên.C. Những ngày bão tố. D. Những ngày lũ lụt.Câu 4. Trong câu “Thương lắm mẹ miền Trung - mẹ tôi trong những ngày lũ lụt.” có ba phó từ?A. Đúng B.Sai Câu 5. Xác định nghĩa từ “điểm tựa” trong câu sau: Mẹ chính là điểm tựa của miền Trung là A. Điểm cố định, vững chắc để người khác dựa vào không bị ngã. B. Điểm cố định để con người tựa lưng vào nghỉ ngơi khi mệt mỏi.C. Nơi vững chắc mà người hoặc vật khác có thể dựa vào để tạo ra một lực.D. Nơi để mỗi người nương tựa, tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực.Câu 6. Câu văn: “Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân caugiờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân câyxoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng.” cho em hiểu gì về hoàncảnh của người mẹ?A. Nghèo khó, khổ cực, phải đối diện với khó khăn, vất vả.B. Đáng thương, tội nghiệp, cần được giúp đỡ.C. Đau khổ, gặp nhiều bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống.D. Sóng gió, bấp bênh, không nơi nương tựa.Câu 7. Nhận biết điệp ngữ trong câu: “Chỉ còn lại mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người làmuôn đời muôn thuở bền chặt…”.A. còn lại B. muôn đời C. mái ấm D. muôn thuởCâu 8: Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu: “Thương lắm mẹ miền Trung - mẹ tôi trongnhững ngày lũ lụt.”?A. Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.B. Nối các từ nằm trong một liên danh.C. Để đánh dấu bộ phận, giải thích chú thích trong câu.D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê.Câu 9. Đoạn trích giúp em hiểu gì về người mẹ miền Trung?Câu 10. Là người con của miền Trung, sau khi đọc đoạn trích trên, em thấy mình cần làm gì đểgóp phần giảm bớt thiên tai lũ lụt?II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu quý............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ...

Tài liệu có liên quan: