Danh mục tài liệu

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.70 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luyện tập với "Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Ba Đình" nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các câu hỏi đề thi. Để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng giải đề thi chính xác, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Ba Đình UBND QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 14/12/ 2022 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề gồm 01 trang)PHẦN I (7,0 điểm) Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết: Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyêntruyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúngnó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”. Một anh trung đội trưởng sau khi giết đượcbảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm ngườiđi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữ chợ. “Khiếp thật, tinh nhữngngười tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa chứ, chỗ này giết được năm Pháp vớihai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kiagiết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thànhđại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! (Theo Ngữ văn 9 – tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam)Câu 1 (1,25 điểm): Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện,xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại saotác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”?Câu 2 (1,25 điểm): Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn tríchtrên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí và tình cảm của nhân vật “ông lão”.Câu 3 (3,5 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp,phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòngyêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, trongđoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn).Câu 4 (1,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí củanhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?PHẦN II (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thể giới xung quanh chỉ là những cái bóng.Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạmvào những chiếc bóng mà thôi. Nhưng nếu một ngày chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe,thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thânthiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bạivà sai lầm, những ước mộng không thành. Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, lànhững con người hiện hữu chứ không phải chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình khônghề đơn độc trên thế gian này. Cũng như sự yêu thương là có thật. Khi mà nỗi cô đơn luônrình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu, trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh,cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người”. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Hội nhà văn, 2016)Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này”, chúngta phải làm gì?Câu 3 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội của bản thân,với độ dài không quá 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều kì diệucủa sự lắng nghe. ----------------------- Hết ----------------------- UBND QUẬN BA ĐÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂMPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM Phần I (7.0 điểm) 1 * Ông lão: ông Hai – nhân vật chính trong truyện 0.5 điểm (1.25 điểm) * Nhan đề: Làng 0.75 điểm HS cần lí giải được: truyện xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu đặc biệt dành cho làng Chợ Dầu. Tuy nhiên: - Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu”: ông Hai chỉ là một cá nhân đơn lẻ, làng chợ Dầu chỉ là một cái làng cụ thể -> phạm vi hướng tới hẹp, không làm rõ được chủ đề của tác phẩm. - Đặt tên là “Làng”: ông Hai và làng chợ Dầu trở thành nhưng con người và làng quê tiêu biểu, đại diện cho người nông dần và mọi làng quê Việt Nam thời kì này với tinh thân yêu làng, yêu nước -> chủ đề của tác phẩm. - “Làng”: hình thức đặc biệt ngắn (1 chữ) nhưng rất giàu ý nghĩa. 2 - Hình thức ngôn ngữ nhân vật: độc thoại nội tâm 0.5 điểm (1.25 điểm) - HS chỉ ra được ít nhất 1 dẫn chứng: “Đấy, cứ kêu chúng 0.25 điểm nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?” / “Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả” / “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm” - Tác dụng trong việc khắc họa tâm lí nhân vật: 0.5 điểm + Diễn tả sâu sắc niềm vui náo nức trong lòn ...

Tài liệu có liên quan: