Danh mục tài liệu

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.80 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. Thuvienso.net xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề kiểm tra gồm:02 trangI. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau: 82 TẤM BIA TIẾN SĨ Ở VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI): “TIẾNG NÓI” CỦA LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI Ngày 8-3, Đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch Ngô ThịThanh Hằng dẫn đầu đã tới Ma Cao (Trung Quốc) tham dự phiên họp của Tổ chứcKhoa học, Giáo dục và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) về việc bình xét các disản tư liệu vào Chương trình Ký ức thế giới. Hồ sơ Bia đá các khoa thi tiến sĩ triềuLê - Mạc (1442-1779) ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) sẽ được bỏ phiếu bìnhchọn vào 15h hôm nay (9-3).Kho tư liệu quý giá Nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, hình ảnh những hàngbia đá trên lưng rùa đã trở thành một biểu tượng đẹp của tinh thần hiếu học, đề cao sự nghiệphọc hành, khoa cử của dân tộc Việt Nam - nhà nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Vinh Phúckhẳng định. Ông cho biết thêm: Tuy Việt Nam tiếp thu truyền thống dựng bia từ Nho họcTrung Quốc, nhưng điểm đặc biệt của 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám HàNội là trên bia có khắc kèm các bài ký. Thông qua các bài văn bia này, nhà sử học có thể xácđịnh quê quán, danh tính những bậc nhân tài; nhà địa lý, lịch sử có thể tra cứu những địa danhcũ để tìm ra những vùng đất cổ liên quan đến thời hiện tại; nhà nghiên cứu triết học có thêmnhững chứng cứ để khảo sát vai trò cũng như diễn tiến của Nho học ở Việt Nam... Đây cũngchính là lý do để Ủy ban UNESCO Việt Nam lựa chọn 82 bia đá tiến sĩ ở Văn Miếu đề nghịUNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới trong đợt này mà không phải là di sản khác -ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Tổng Thư ký Ủy banquốc gia UNESCO Việt Nam cho hay… 82 tấm bia đá được dựng trong khoảng thời gian từ năm 1484 đến 1780 đã ghi lại lịchsử các khoa thi tiến sĩ được tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Dựa trên tư liệu tổng hợp từ nộidung các tấm bia, hậu thế đã biết được trong hơn 300 năm, nước ta có 1.307 lượt người đỗtiến sĩ. Không những thế, như TS Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóakhoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phân tích, nghệ thuật tạo tác bia đá tiến sĩ được ghi nhậnlà đạt đến trình độ cao, thể hiện tài hoa của các nghệ nhân hàng đầu với nhiều phong cách trảiqua nhiều thời kỳ. Quá trình dựng bia một cách cẩn thận, kỹ lưỡng, công phu như sử sách ghilại càng cho thấy ý nghĩa đặc biệt của các tấm bia tiến sĩ trong nền Nho học nước ta.Vẹn nguyên tính thời sự Nhiều nội dung trong các bài ký khắc trên 82 tấm bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đãtrở nên bất hủ, lưu truyền hậu thế đến hôm nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự. Chẳng hạn nhưHiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh, nguyênkhí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế, các bậc đế vương thánh minh không đời nàokhông coi trọng việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm 1công việc cần thiết hay dựng xây nghiệp lớn, diệt trừ tàn bạo, cứu dân lầm than và mởmang văn đức, thu nạp anh tài, đổi mới chính trị... - bia tiến sĩ năm 1442, khắc 1484 củaThân Nhân Trung. Bia khoa thi tiến sĩ năm 1448 cũng đề cập: Sự lớn lao của nền chính trịcủa bậc đế vương không gì quan trọng bằng việc trọng dụng nhân tài. Việc cai trị mà khônglấy nhân tài làm gốc thì đều bị coi là thiếu đường hướng phát triển. Vấn đề coi trọng hiền tàitiếp tục được nhấn mạnh trong bia khoa thi 1463 do Đào Cử soạn: Mở cửa cầu hiền, sửa sangnền đức, cổ vũ lòng dân hoặc Đem lòng nhân hậu vun bồi cho mệnh mạch Nhà nước. Nói về ý nghĩa các bài ký trên bia đá tiến sĩ ở Văn Miếu, GS Ngô Đức Thọ thêm mộtlần nữa nhận định: Văn bia Văn Miếu chính là câu chuyện xây dựng đội ngũ trí thức Nhohọc Việt Nam. Tôi nghĩ rằng ngày nay chúng ta lẽ nào lại quên mất phép biện chứng lịch sửđể không hình dung ra nếu Lý Thái Tổ và các con cháu nối ngôi không tiến đến ngôi đền tưtưởng của Khổng giáo thì ắt hẳn chỉ dẫm chân tại chỗ, duy trì thôn xóm không một tiếng đọcThi Thư. GS cũng nói thêm: Văn tức là người, nhưng con chữ chỉ là phương tiện, nếu cácthế hệ ngày nay và mai sau rẻ rúng với tri thức, thành tựu của người xưa thì khó biết đặt chânlên mảnh đất nào để tiến lên. Thông điệp từ các bài ký nói trên dẫu được ghi từ 300 nămtrước nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự cho hôm nay và mãi mai sau… (https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/82-tam-bia-tien-si-o-van-mieu--quoc-tu-giam- ha-noi-tieng-noi-cua-lich-su-va-tho ...

Tài liệu có liên quan: