Danh mục tài liệu

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 337.00 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng tham khảo “Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Phú ThọSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH PHÚ THỌ LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề (Đề tham khảo có 07 trang)Cho nguyên tử khối (đvC):Cho nguyên tử khối (đvC):H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.A. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)Câu I (3,0 điểm): 1. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra với mỗi trường hợp sau: a) Cho dung dịch H2SO4 đặc vào cốc chứa saccarozơ sau đó đun nhẹ. b) Dung dịch KI vào dung dịch FeCl3, khi phản ứng xong cho thêm vài giọt hồ tinh bột. c) Cho đạm Ure vào dung dịch nước vôi trong. d) Cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng đến dư vào dung dịch NaAlO2. 2. Có hai oxit X1 và X2, trong đó oxi chiếm tương ứng 36,78% và 50,45% khối lượng. Cho m gam mỗioxit X1, X2 tác dụng với dung dịch đậm đặc chất X3, các phản ứng xảy ra theo sơ đồ: X1 + X 3 X 4 + X5 + X 6 (1) X2 + X3 X4 + X5 + X6 (2) Giả thiết các phản ứng đạt hiệu suất 100%, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức của X1 và X2. Chọn chất X3 thích hợp và hoàn thành các phản ứng (1) và (2). 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp ba hiđrocacbon X, Y, Z (có cùng công thức phân tử) bằng oxi, thuđược CO2 và H2O có tổng khối lượng bằng 44,2 gam. Cả ba chất X, Y, Z không tác dụng với nước brom ởđiều kiện thường. Khi đun nóng X, Y, Z với brom, số dẫn xuất mono brom của X, Y, Z thu được lần luợt là 1;1; 1 sản phẩm. Mặt khác, khi đun nóng X, Y, Z với brom có mặt bột Fe, số dẫn xuất mono brom của X, Y, Zthu được lần lượt là 1; 2; 3 sản phẩm. a. Xác định công thức phân tử của X, Y, Z. b. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z.Câu II (2,0 điểm): 1. Chất rắn A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HNO 3 1M thu được khí NO (sản phẩm khử duynhất) có thể tích 0,448 lít (đktc) và dung dịch B chỉ chứa một chất tan duy nhất là muối nitrat kim loại. Cô cạncẩn thận dung dịch B thu được 14,52 gam muối khan. Xác định công thức hóa học của A. 2. Cho 11,2 gam Fe tác dụng với 300 ml dung dịch gồm HNO 3 0,5 M và HCl 2M, thu được khí NO (sảnphẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO 4 trong H2SO4 loãng. Biếtcác phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? b. Tính khối lượng KMnO4 đã tham gia phản ứng.Câu III (2,0 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 22,72 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức cần dùng 1,4 mol O 2, thu được CO2và 0,72 mol H2O. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 5,68 gam X bởi dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợpY gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và dung dịch chứa 7,02 gam hỗn hợp hai muối. Cho toàn bộ Y vào bìnhđựng Na dư, khối lượng bình tăng 1,07 gam. Xác định công thức cấu tạo của các este.Câu IV(1,0 điểm): Bố trí 2 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100 ml dung dịch khác nhau: Trang 1/6 Thí nghiệm 1: bình đựng dung dịch Ba(OH)2 0,01 M. Thí nghiệm 2: bình đựng dung dịch CH3COOH 0,01 M. 1. So sánh độ sáng của bóng đèn trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, giải thích? 2. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 ở thí nghiệm 1. Nêu hiện tượng và giảithích.B. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (12,0 điểm)Câu 1: Ở điều kiện thường, khí X tương đối trơ về hoạt động hóa học, trong phân tử có một liên kết ba. KhíX là A. O2. B. CO2. C. NH3. D. N2.Câu 2: Công thức cấu tạo của Vinyl axetat là A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH=CHCH3. C. HCOOCH=CH2. D. CH2=CHCOOCH3.Câu 3: Chất nào dưới đây có lực bazơ mạnh nhất ? A. NH3. B. C6H5CH2NH2. C. C6H5NH2. D. (CH3)2NH.Câu 4: Chất nào dưới đây chỉ tác dụng với dung dịch NaOH dư theo tỉ lệ số mol 1:1? A. Phenylaxetat. B. Triolein. C. Tristearin. D. Metylacrylat.Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. B. Chất béo chứa các gốc axit không no thường ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường. C. Chất béo là trieste của ancol với axit béo. D. Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong công nghiệp, NH3 được điều chế từ N2 và H2. B. Trong công nghiệp, amoniac dùng để sản xuất axit nitric, phân đạm. C. Khí NH3 tan tốt trong nước thu được dung dịch có môi trường kiềm. D. Theo Areniut, NH3 là một bazơ.Câu 7: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Ancol etylic và phenol đều tác dụng được với Na và dung dịch NaOH. B. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2. C. Ancol etylic tác dụng được với Na nhưng không phản ứng được với CuO, đun nóng. D. Phenol tác dụng được với Na và dung dịch HBr.Câu 8: Cho những phát biểu sau: (1) Metylamin, đimetylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc. (2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. (3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm. (4) Nguyên tử hiđro của vòng benzen trong anilin khó bị thế hơn của benzen.Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. ...

Tài liệu có liên quan: