Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
Số trang: 6
Loại file: doc
Dung lượng: 103.00 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc GiangSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN BẮC GIANG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Ngày thi: 10/9/2024 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm) Từ chai sạn dấu tay người thợ Pha lê đứng lên rực rỡ lung linh Kiêu hãnh giữa không gian bụi bặm. Người chủ lỡ tay Hay số phận… Pha lê quay cuồng Vụn nát. Bàng hoàng Nhận ra Bụi là mẹ ở nơi nơi. (Bụi và pha lê, Mai Văn Phấn, dẫn theo http://maivanphan.vn/) Văn bản trên gợi cho anh/chị bài học gì sâu sắc trong cuộc sống ? Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm) Jose Saramago (1922 - 2010) - nhà văn Bồ Đào Nha đạt giải Nobel Văn học năm 1998 - là người gắn bó với văn chương từ khi còn trẻ nhưng phải đến hơn sáu mươi tuổi mới được độc giả ghi nhận, từng chia sẻ: Lên Sao Hỏa còn dễ hơn là gọi được cửa trái tim của những kẻ cùng thời. (Theo https://cand.com.vn, ngày 18/07/2011) Nữ văn sĩ người Mĩ - Louise Glück, trong diễn từ nhận giải Nobel Văn học năm 2020 đã phát biểu rằng: Những người viết có lẽ mong muốn tiếp cận được nhiều người […] Họ nhìn việc tiếp cận nhiều người ở khía cạnh thời gian, trong tương lai, theo một cách sâu sắc nào đó, những độc giả này luôn đến riêng lẻ, từng người một. (Theo https://www.nobelprize.org/) Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. -------------------------- HẾT --------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ........................................... Số báo danh: ........................................................... Cán bộ coi thi 1 (Họ tên và ký): ......................... Cán bộ coi thi 2 (Họ tên và ký): ............................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT BẮC GIANG NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN THI: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)Câu 1 Nghị luận xã hội 8.01.1 Yêu cầu về hình thức, kĩ năng 1.0 Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. Yêu cầu về nội dung1.2 Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng 7.0 khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: a. Giải thích: 1.5 * Đọc hiểu văn bản - 3 câu đầu: + Pha lê: là hợp chất được tạo nên bởi silicat (cát) và ô xít chì, có độ sáng lấp lánh thường được dùng làm đồ trang sức, vật trưng bày đắt giá, sang trọng Biểu tượng cho vẻ đẹp lung linh, rực rỡ, giá trị hào nhoáng bên ngoài. + Cặp hình ảnh đối lập: chai sạn dấu tay người thợ gợi sự vất vả, khổ công tạo tác của người thợ để làm nên vẻ đẹp của pha lê và rực rỡ, lung linh, kiêu hãnh là hình ảnh pha lê tỏa sáng, rực rỡ và kiêu hãnh, tự hào về giá trị của chính mình trước không gian “bụi bặm” – không gian của những điều nhỏ bé, thô sơ. => Ba câu đầu, có thể hiểu: Pha lê được tạo nên nhờ quá trình khổ công vất vả của người thợ từ những nguyên liệu thô sơ, nhỏ bé. Nhưng khi pha lê được tỏa sáng lung linh, rực rỡ lại quên đi quá trình khổ công tạo tác và cái gốc gác ban đầu của mình. - 7 câu sau + Tình huống bất ngờ xảy ra: Người chủ - người sở hữu pha lê lỡ tay làm rơi - Hay số phận… Ẩn dụ cho yếu tố ngoại cảnh, điều kiện khách quan bất trắc, biến cố ập đến bất ngờ. Hình ảnh “Pha lê quay cuồng” rồi “Vụn nát”: Pha lê mất đi giá trị đẹp đẽ, lung linh trở về với trạng thái ban đầu. + Nghệ thuật nhân hóa pha lê “Bàng hoàng”: Bất ngờ nhận thức được + Bụi là mẹ ở nơi nơi Hình ảnh Bụi điều bé nhỏ, bình thường mà pha lê chẳng đoái hoài tới trước đó hóa ra lại chính là nguồn cội, tạo sinh của pha lê. => Bảy câu sau: Khi biến cố ập đến bất ngờ, pha lê nhận ra chính Bụi (điều đơn sơ, bình thường) lại là người mẹ tạo sinh ra mình. * Rút ra bài học: Bài thơ có thể gợi ra nhiều bài học sâu sắc như: - Chạy theo cái đẹp rực rỡ, lung linh bên ngoài, hào quang trước mắt có thể khiến con người lãng quên những điều là nền tảng, gốc gác, những giá trị đơn sơ, nhỏ bé. Chỉ khi biến cố, bất trắc ập đến, người ta mới chợt nhận ra chính điều thô sơ, nhỏ bé lại là giá trị vững bền ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc GiangSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN BẮC GIANG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Ngày thi: 10/9/2024 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm) Từ chai sạn dấu tay người thợ Pha lê đứng lên rực rỡ lung linh Kiêu hãnh giữa không gian bụi bặm. Người chủ lỡ tay Hay số phận… Pha lê quay cuồng Vụn nát. Bàng hoàng Nhận ra Bụi là mẹ ở nơi nơi. (Bụi và pha lê, Mai Văn Phấn, dẫn theo http://maivanphan.vn/) Văn bản trên gợi cho anh/chị bài học gì sâu sắc trong cuộc sống ? Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm) Jose Saramago (1922 - 2010) - nhà văn Bồ Đào Nha đạt giải Nobel Văn học năm 1998 - là người gắn bó với văn chương từ khi còn trẻ nhưng phải đến hơn sáu mươi tuổi mới được độc giả ghi nhận, từng chia sẻ: Lên Sao Hỏa còn dễ hơn là gọi được cửa trái tim của những kẻ cùng thời. (Theo https://cand.com.vn, ngày 18/07/2011) Nữ văn sĩ người Mĩ - Louise Glück, trong diễn từ nhận giải Nobel Văn học năm 2020 đã phát biểu rằng: Những người viết có lẽ mong muốn tiếp cận được nhiều người […] Họ nhìn việc tiếp cận nhiều người ở khía cạnh thời gian, trong tương lai, theo một cách sâu sắc nào đó, những độc giả này luôn đến riêng lẻ, từng người một. (Theo https://www.nobelprize.org/) Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. -------------------------- HẾT --------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ........................................... Số báo danh: ........................................................... Cán bộ coi thi 1 (Họ tên và ký): ......................... Cán bộ coi thi 2 (Họ tên và ký): ............................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT BẮC GIANG NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN THI: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)Câu 1 Nghị luận xã hội 8.01.1 Yêu cầu về hình thức, kĩ năng 1.0 Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. Yêu cầu về nội dung1.2 Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng 7.0 khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: a. Giải thích: 1.5 * Đọc hiểu văn bản - 3 câu đầu: + Pha lê: là hợp chất được tạo nên bởi silicat (cát) và ô xít chì, có độ sáng lấp lánh thường được dùng làm đồ trang sức, vật trưng bày đắt giá, sang trọng Biểu tượng cho vẻ đẹp lung linh, rực rỡ, giá trị hào nhoáng bên ngoài. + Cặp hình ảnh đối lập: chai sạn dấu tay người thợ gợi sự vất vả, khổ công tạo tác của người thợ để làm nên vẻ đẹp của pha lê và rực rỡ, lung linh, kiêu hãnh là hình ảnh pha lê tỏa sáng, rực rỡ và kiêu hãnh, tự hào về giá trị của chính mình trước không gian “bụi bặm” – không gian của những điều nhỏ bé, thô sơ. => Ba câu đầu, có thể hiểu: Pha lê được tạo nên nhờ quá trình khổ công vất vả của người thợ từ những nguyên liệu thô sơ, nhỏ bé. Nhưng khi pha lê được tỏa sáng lung linh, rực rỡ lại quên đi quá trình khổ công tạo tác và cái gốc gác ban đầu của mình. - 7 câu sau + Tình huống bất ngờ xảy ra: Người chủ - người sở hữu pha lê lỡ tay làm rơi - Hay số phận… Ẩn dụ cho yếu tố ngoại cảnh, điều kiện khách quan bất trắc, biến cố ập đến bất ngờ. Hình ảnh “Pha lê quay cuồng” rồi “Vụn nát”: Pha lê mất đi giá trị đẹp đẽ, lung linh trở về với trạng thái ban đầu. + Nghệ thuật nhân hóa pha lê “Bàng hoàng”: Bất ngờ nhận thức được + Bụi là mẹ ở nơi nơi Hình ảnh Bụi điều bé nhỏ, bình thường mà pha lê chẳng đoái hoài tới trước đó hóa ra lại chính là nguồn cội, tạo sinh của pha lê. => Bảy câu sau: Khi biến cố ập đến bất ngờ, pha lê nhận ra chính Bụi (điều đơn sơ, bình thường) lại là người mẹ tạo sinh ra mình. * Rút ra bài học: Bài thơ có thể gợi ra nhiều bài học sâu sắc như: - Chạy theo cái đẹp rực rỡ, lung linh bên ngoài, hào quang trước mắt có thể khiến con người lãng quên những điều là nền tảng, gốc gác, những giá trị đơn sơ, nhỏ bé. Chỉ khi biến cố, bất trắc ập đến, người ta mới chợt nhận ra chính điều thô sơ, nhỏ bé lại là giá trị vững bền ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề thi học sinh giỏi Đề thi học sinh giỏi Quốc gia Đề thi học sinh giỏi THPT Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Nghị luận văn học Phân tích tác phẩm thơTài liệu có liên quan:
-
9 trang 3510 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 808 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 784 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 775 0 0 -
6 trang 627 0 0
-
2 trang 468 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 426 0 0 -
8 trang 421 0 0
-
4 trang 403 0 0
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án
26 trang 393 0 0