
Đề xuất khung kiến trúc ứng dụng cho chính phủ di động dựa trên kiến trúc tổng thể tại Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất khung kiến trúc ứng dụng cho chính phủ di động dựa trên kiến trúc tổng thể tại Việt Nam Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quốc gia lần thứ XIII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), Nha Trang, ngày 8-9/10/2020 DOI: 10.15625/vap.2020.00155 ĐỀ XUẤT KHUNG KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG CHO CHÍNH PHỦ DI ĐỘNG DỰA TRÊN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ TẠI VIỆT NAM Phạm Hải Sơn1, Lê Hoàng Sơn2, Byeongnam Yoon3, Đặng Vũ Tuấn4 1 Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Viện Nghiên cứu Công nghệ thông tin toàn cầu Hàn Quốc (GiRI) 4 Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội haison@most.Gov.vn, sonlh@vnu.edu.vn, tomayoon@icact.org, vuvietvietnam@gmail.com TÓM TẮT: Những năm gần đây Chính phủ đã và đang nỗ lực, tích cực thúc đẩy, phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam (eGov) và đã ban hành Khung kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 để hướng dẫn xây dựng và quản lý các hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của Internet và xu thế sử dụng internet thông qua các thiết bị di động cụ thể là điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Sự hình thành một Chính phủ di động (mGov) kế tiếp Chính phủ điện tử đã diễn ra trên thế giới và chắc chắn sẽ diễn ra tại Việt Nam trong tương lai gần. Chính phủ di động có các đặc thù về công nghệ riêng khác với Chính phủ điện tử từ hạ tầng, bảo mật, ứng dụng cho đến phương thức quản lý. Bài báo này tập trung nghiên cứu về kiến trúc tổng thể để đề xuất một kiến trúc dich vụ, ứng dụng trong Chính phủ di động phù hợp với Việt Nam. Nghiên cứu này giúp Chính phủ Việt Nam có các định hướng về nền tảng dịch vụ, ứng dụng cần thiết khi triển khai Chính phủ di động. Đồng thời, tránh sự đầu tư trùng lắp không cần thiết trong việc triển khai cơ sở hạ tầng và tích hợp các dịch vụ, ứng dụng tại các hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin của Chính phủ di động. Từ khóa: Chính phủ di động, Chính phủ điện tử, Khung kiến trúc tổng thể, kiến trúc ứng dụng, điện toán đám mây. I. GIỚI THIỆU Chính phủ điện tử (E-Gov) đã nhanh chóng trở thành một trong những phương tiện quan trọng của Chính phủ để cung cấp các dịch vụ công thông suốt cho doanh nghiệp và người dân. E-Gov sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông như một công cụ để đạt được các dịch vụ của Chính phủ tốt hơn [1]. Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, đặc biệt với sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến trong nền công nghiệp 4.0 đã đặt các nước cũng như Việt Nam cần phải thường xuyên cập nhật và thay đổi phương thức phát triển Chính phủ điện tử của mình. Song song đó sự bùng nổ của Internet và xu thế sử dụng internet thông qua các thiết bị di động đang trở nên phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã dẫn tới việc hình thành một Chính phủ di động (M-Gov) kế tiếp Chính phủ điện tử. M-Gov đã xuất hiện và gây sự chú ý tại các nước phát triển trong những năm gần đây. Việt Nam muốn rút ngắn khoảng cách công nghệ với các nước phát triển thì cần nhận thức rõ thế hệ tiếp theo của E-Gov sẽ là M-Gov phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, Internet vạn vật và dữ liệu lớn. M-Gov là việc sử dụng các thiết bị di động khác nhau (laptop, smartphone, PDA) trong quản lý của Chính phủ, đồng thời cung cấp thông tin và dịch vụ điện tử cho công dân và doanh nghiệp bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu [2]. Việc thực thi M-Gov sẽ làm thay đổi quy trình nghiệp vụ, tăng hiệu quả nội bộ, cải thiện việc chia sẻ và tương tác thông tin, đổi mới và cạnh tranh cao hơn, hòa nhập xã hội, minh bạch hơn, và gần gũi hơn với công dân [3]. So với E-Gov, các dịch vụ của M-Gov cung cấp khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ dễ dàng hơn cho công dân và doanh nghiệp thông qua mạng không dây và các thiết bị di động và các hệ thống hỗ trợ của họ [4, 5]. M-Gov là một xu hướng mới nổi trong cung cấp dịch vụ công và là một phần của phát triển hỗ trợ thiết bị di động. Nó tạo ra và đảm bảo tính di động và khả chuyển trong điều hành và cung cấp dịch vụ của Chính phủ. Hơn nữa, tính ưu việt của M-Gov là việc truy cập thông tin theo thời gian thực và cá nhân hóa việc truy cập thông tin được đảm bảo để tối đa hóa lợi ích của việc sử dụng thông tin, do đó, tạo ra các dịch vụ trực tuyến cao hơn nữa [6]. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0 theo Quyết định số 2323 ban hành ngày 31/12/2019. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của di động thì không thể thuần túy áp dụng Khung này cho M- Gov vì theo Ghazali và Razali một số yếu tố của E-Gov có thể không được áp dụng trong M-Gov [7]. Do đó, cần phải sửa đổi các phương pháp tiếp cận thiết kế lại hệ thống E-Gov hoặc cần có các phương pháp tiếp cận mới đối với thiết kế M-Gov. Từ thực tiễn đó một nghiên cứu về Khung M-Gov sẽ là cần thiết tại thời điểm này. Bởi vì nghiên cứu sẽ kịp thời cung cấp cho Chính phủ Việt Nam những định hướng để sẵn sàng cung cấp các dịch vụ công của Chính phủ tới người dân và doanh nghiệp thông qua thiết bị di động. Kết quả của nghiên cứu này được áp dụng sẽ giúp Chính phủ Việt Nam: Cung cấp dịch vụ công của Chính phủ cho người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi và xuyên suốt 24/7; Cải thiện hạ tầng viễn thông phục vụ truy cập internet cho người dân và doanh nghiệp với giá rẻ; Rút ngắn khoảng cách không gian số, chuyển đổi số của Chính phủ Việt Nam với các nước phát triển trên thế giới; Cải thiện thứ hạng chỉ số xếp hạng ICT index của Chính phủ Việt Nam trên thế giới. 94 ĐỀ XUẤT KHUNG KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG CHO CHÍNH PHỦ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính phủ di động Chính phủ điện tử Khung kiến trúc tổng thể Kiến trúc ứng dụng Điện toán đám mâyTài liệu có liên quan:
-
63 trang 229 0 0
-
42 trang 207 0 0
-
Bài tập nhóm Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp: Bạn ở đâu trong đám mây?
32 trang 197 0 0 -
7 trang 171 0 0
-
108 trang 168 0 0
-
Bài thuyết trình: Xây dựng chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
67 trang 166 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu và triển khai điện toán đám mây riêng bằng Hyper-V
81 trang 150 1 0 -
Mô hình xử lý dữ liệu lớn trên điện toán đám mây theo mô hình ánh xạ - rút gọn
8 trang 143 0 0 -
Chuyển đổi số: cơ sở và ứng dụng
18 trang 135 0 0 -
Tác động của ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
10 trang 122 0 0 -
Giáo trình Điện toán đám mây (Xuất bản lần thứ hai): Phần 1
64 trang 74 0 0 -
Tiểu luận môn Điện toán đám mây-INF: Lưu trữ trên đám mây
30 trang 74 0 0 -
168 trang 73 0 0
-
Hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam
10 trang 66 0 0 -
Giáo trình Máy tính và mạng máy tính: Phần 1
54 trang 60 0 0 -
Mô phỏng truyền tín hiệu trong sợi quang sử dụng phương pháp chia bước Fourier
6 trang 60 0 0 -
Giáo trình Điện toán đám mây: Phần 1
93 trang 55 0 0 -
Bài giảng Chính phủ điện tử: Chương 3 - PGS. TS. Nguyễn Văn Minh
0 trang 55 0 0 -
Xây dựng hệ thống hỗ trợ đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công
7 trang 51 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
6 trang 49 0 0