Design có mặt mọi nơi. Từ này treo lơ lửng trong không trung, vì thế có thể nói nó hiện diện trong mọi hơi thở của chúng ta. Giống như văn học và nghệ thuật, Design ngày trở thành một chủ đề thường gặp trong các đề mục văn hoá và những tên tuổi nổi tiếng như Charles Eames (1907-1978) Walter Gropius (1883-1969), Charles R.Mackintosh (1868-1928), Ettore Sottsass (1917) v.v.. Ngày nay, Design được công nhận như là một lĩnh vực của lịch sử văn hoá. Những triển lãm Design lớn, cũng như các triển lãm nghệ thuật khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DESIGN VÀ ĐỜI SỐNG DESIGN VÀ ĐỜI SỐNGDesign có mặt mọi nơi. Từ này treo lơ lửng trong không trung, vì thế có thểnói nó hiện diện trong mọi hơi thở của chúng ta. Giống như văn học và nghệthuật, Design ngày trở thành một chủ đề thường gặp trong các đề mục vănhoá và những tên tuổi nổi tiếng như Charles Eames (1907-1978) WalterGropius (1883-1969), Charles R.Mackintosh (1868-1928), Ettore Sottsass(1917) v.v..Ngày nay, Design được công nhận như là một lĩnh vực của lịch sử văn hoá.Những triển lãm Design lớn, cũng như các triển lãm nghệ thuật khác ngàycàng thu hút số lượng khách tham quan.Trong công nghiệp, Design là yếu tố quyết định kiểu dáng của sản phẩm.Không những thế, Design còn có tầm quan trọng trong chính sách thươngmại, đóng vai trò quyết định sự lớn mạnh của Công ty. Trong thời đại côngnghệ cao, chỗ đứng của sản phẩm trong thị trường không chỉ còn là chấtlượng và giá cả. Vì vậy sự khác biệt duy nhất của sản phẩm trong cạnh tranhđược nhờ vào hoạt động Design. Sự thâm nhập của Design vào sản xuất làviệc làm tích cực, kích thích và cải tiến sản xuất.Một là, Design tổ chức môi trường thẩm mỹ nơi ở, nơi lao động. ở nơi laođộng có thẩm mỹ, thói quen tự giác của người lao động được thay đổi vànâng cao, trở thành lao động tự nguyện. Tự nguyện lao động giúp người laođộng thắng nổi những cơn dầy vò thường xuất hiện, đổi được hình thức laođộng bắt buộc thành lao động sáng tạo. Hướng tới vẻ đẹp nơi sản xuất đồngnghĩa với trọng tâm công việc là làm ra các sản phẩm có chất lượng toànvẹn.Hai là, Design được coi như người bạn đường của công nghiệp, tạo cho sảnphẩm một vẻ đẹp giống như một tác phẩm nghệ thuật, được cảm nhận khinhìn, khi sử dụng. Khi cải thiện hình dáng một sản phẩm để có sự hoà hợpcủa vẻ ngoài với cấu trúc bên trong, nhà Design vẫn phải xác định nhiều mặtthuộc kỹ thuật, xác định độ ồn của máy nổ, sự nhẫn nại của máy tiện, vẻhăm hở của máy khoan, nhưng không phải để tìm ra những sai số của kỹthuật mà để tạo nên một cỗ máy có vẻ đẹp như một sinh thể. Chính vì thế,với việc đi tìm vẻ đẹp cho một sản phẩm, Design được coi như một hoạtđộng hữu hiệu để cải tiến sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá. Designlà một hoạt động nghệ thuật kiểu mới bao gồm các kiến thức khoa học, côngnghệ, kinh tế, nghệ thuật. Design hình thành trên cơ sở những thành tựu củakhoa học kỹ thuật hiện đại và trên cơ sở của những tương quan mới, để giảiquyết những vấn đề có liên quan đến sự tổng hợp kỹ thuật và mỹ thuật, ởtrình độ đã đạt tới mức độ cao và khả năng sản xuất lớn.Design tạo các hình thức giao tiếp mới, thông qua vật phẩm mới nhờ ứngdụng, tổ chức sản xuất có khoa học, nhờ tiêu chuẩn hoá và quy cách hoá,nhờ sự tăng trội tính đa dạng của vật phẩm theo thời gian so với tính đa dạngcủa hàng hoá trong không gian và cuối cùng, Design nhằm đạt tới sự tươngứng của sản phẩm với các yêu cầu của người mua và người tiêu dùng. Vàthông qua hình dáng của mình, sản phẩm đã trở thành vật tải thông tin vềcông dụng về ý nghĩa xã hội. Từ điểm này, mà người ta dễ nhận ra, Designchính là cái cầu nối giữa sản xuất và thương mại, Design là bộ phận thốngnhất của Marketing. Chính Design là “cách nhìn” về thiết kế mỹ thuật theoquan điểm người tiêu dùng, nó đem lại cho hàng hoá các tính chấtMarketing. Tại hội nghị quốc tế (Lon don 1966) có ý kiến đã cho rằngDesign thống nhất với các lợi ích hoặc hữu dụng mà người tiêu dùng thunhận được khi mua sản phẩm. Và ở Mỹ do chỗ Design được hiểu hơn ngườikhác về mối tương quan giữa con người và sản phẩm, nên nhiều tập đoàncông nghiệp đã mời các Designer tham gia vào việc kế hoạch hoá sản phẩm,vào việc nghiên cứu thị trường, vào công việc tổng kết kế hoạch hoá và quyhoạch hoá của hãng. Theo cách hiểu đầy đủ của vấn đề này, thì phần lớncông việc đối với sản phẩm đều dựa trên quan niệm là sản phẩm là bộ phậncủa phức hợp Marketing toàn vẹn (bao gồm cả hình dáng và bao bì). Thiếtkế Design không phải là thiết kế kỹ thuật đơn thuần nhằm mục đích hoànthiện hoặc vận hành thuần tuý hệ thống kỹ thuật và cũng không phải là côngtác thiết kế mỹ thuật biểu thị niềm hưng phấn của hoạ sĩ, nó là việc làm màthông qua việc làm ấy sản xuất được nối liền với thị trường. Thường ngườithiết kế sản phẩm phải có giác quan thứ sáu về người mua hàng đại chúng,không thiết kế sản phẩm từ yêu cầu biểu thị cá nhân mình. Mà chính nhu cầucủa người tiêu thụ trở thành nhu cầu sáng tác chân thực của Design. Tuynhiên, việc tạo hình dáng sản phẩm vẫn phải theo quy luật phát triển thẩmmỹ. Đó là mục đích. Còn xét về thực tế thì thẩm mỹ có cả trong hành độngmua bán. Mua bán giờ đây không chỉ là hành động kinh tế đơn thuần mà còncó cả hành động thẩm mỹ.Sự có mặt của Design đã giúp cho sản xuất thu lượm nhiều điều tốt đẹp. Vàonhững năm giữa thế kỷ 19 Michael Thonet thử nghiệm với quy trình uốncong gỗ, theo hình tròn, hình chữ S dưới sức ép của hơi nước. Những chiếcghế mà ông tạo ra phù hợp một cách lý tưởng với quy trình sản xuất trongcác nhà máy, đồng thời có thể tháo lắp và vận chuyển. Số lượng ghế tung rathị trường ngày một nhiều, đỉnh cao là nhà máy ở Frankenberg mỗi ngày sảnxuất được 4000 sản phẩm. Kiểu dáng của chiếc ghế do Thonet sáng chếmang ký hiệu số 14 có sức sống lâu dài từ cuối thập niên 50 đến 70 của thếkỷ 19, ngày nay vẫn được trưng bày tại các triển lãm quốc tế và các sảnphẩm vẫn được sản xuất cho các nhà sưu tập và cho các bảo tàng.Còn ở ý, do có thành công trong ngành sản xuất thép, và cùng với nó, ra đờinền sản xuất vật dụng như Ô tô, máy chữ, xe máy. Xe máy Vespa Scooter vàFiat 500 của ý rất nổi tiếng, khiến đã có một thời, cả dân Mỹ và châu Âu đềumuốn có giầy và váy của ý, đi xe Vespa Scooter hay xe Lambretas và uốngcà phê Espresso.Bên cạnh sự tồn tại một sản phẩm nổi tiếng, còn có sự tồn tại và nổi tiếngcủa một tên tuổi. Raymond Loewy được coi là một nhà tạo dáng người Mỹtinh tuý. ý tưởng của ông đã tạo nên một hình ảnh của “Lối sống Mỹ” vàkhiến ông đã trở thành một Designer thành công ...