Danh mục tài liệu

Di cư và phát triển: Lao động di cư Việt Nam ở Thái Lan

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này cố gắng kết nối các vấn đề di cư, lao động di cư với các vấn đề về phát triển. Trên nền tảng lý thuyết đó, thông qua phân tích trường hợp nghiên cứu lao động di cư Việt Nam ở Thái Lan, bài viết đưa ra những gợi ý chính sách và hướng nghiên cứu trong thời gian đến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di cư và phát triển: Lao động di cư Việt Nam ở Thái Lan68 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (132) . 2016 KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG DI CƯ VÀ PHÁT TRIỂN: LAO ĐỘNG DI CƯ VIỆT NAM Ở THÁI LANNguyễn Quý Hạnh * 1. Giới thiệu “Bây giờ cảnh sát và quân đội đi bắt người bất kể giờ giấc, 2-3 giờ sáng màdân hàng rong nhập cư còn phải chạy trốn gần chết. Dân Việt Nam bán trái cây,nước lựu, chanh khu Pratunam - nơi tập trung đông khách du lịch - cũng sợ quátrốn về nước gần hết. Riêng tụi tôi không dám ngủ lại khu trọ nữa mà phải quanhà một người Thái xin tạm lánh”.(1) Đó là tâm sự đầy lo lắng nói lên muôn vànkhó khăn của làn sóng những người Việt Nam di cư sang Thái Lan lao động khôngphép, nhất là trong lúc chính phủ Thái Lan tăng cường thắt chặt quản lý tình hìnhlao động nước ngoài bất hợp pháp tại Thái Lan hiện nay. Người đứng đầu bộ phậnnhập cư của cảnh sát Thái Lan phát biểu trên một kênh truyền hình: “Chúng tôinhận được nhiều khiếu nại về lao động nhập cư bất hợp pháp làm việc ở các khuchợ, trong đó có người Myanmar, Campuchia, Việt Nam và cả một số quốc giaNam Á. Họ đang cướp công việc của người Thái. Lẽ ra, họ nên làm những côngviệc mà người Thái không muốn làm như lau dọn nhà cửa”.(2) Điều rất mừng là ở kênh cấp cao, chính phủ Thái Lan và Việt Nam đã kýBảnghi nhớ về hợp tác lao động và Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữahai nước từ tháng 7 năm 2015. Thực thi khung thỏa thuận đó, Thái Lan đồng ý bắtđầu từ tháng 5 năm 2016 tiếp nhận lao động Việt Nam trong hai nghề đánh cá vàxây dựng, và xem xét mở các ngành nghề mới.(3) Việc đẩy mạnh hợp tác trong laođộng này không chỉ là mở ra cánh cửa xuất khẩu lao động cho Việt Nam, mà còncó thể là một giải pháp tiến tới chấm dứt tình trạng lao động bất hợp pháp cũng nhưbảo vệ quyền lợi của người lao động di cư. Bài viết này cố gắng kết nối các vấn đề di cư, lao động di cư với các vấn đềvề phát triển. Trên nền tảng lý thuyết đó, thông qua phân tích trường hợp nghiêncứu lao động di cư Việt Nam ở Thái Lan, bài viết đưa ra những gợi ý chính sách vàhướng nghiên cứu trong thời gian đến. 2. Người Việt di cư sang Thái Lan: Làn sóng di cư thứ tư Người Việt di cư sang Thái Lan, hoặc Xiêm trước năm 1939, có lịch sử hàngtrăm năm và qua nhiều đợt khác nhau. Làn sóng di cư thứ nhất bắt đầu từ giữa* Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế.Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (132) . 2016 69thế kỷ XVII dướitriềuđạiAyutthayakhinhững người Công giáo Việt Nam tìmđến Thái Lan qua đường vịnh Thái Lan để trốn tình trạng bách hại tôn giáo trongbối cảnh xung đột xảy ra giữa nhà Trịnh và nhà Nguyễn tại Việt Nam. Dưới triềuvua Narai (1656-1688), người Việt tại Ayutthaya tiếp tục gia tăng, và tiếp tục sinhsống ở những nơi khác như Bangkok và tỉnh Chanthaburi (Lê Ngọc Đức 2015).Làn sóng này còn bao gồm các đợt di dân dưới triều vua Rama I (1782-1809) khiNguyễn Phúc Ánh và hàng nghìn quân lính của ông gặp thất bại trong cuộc đối đầuvới Tây Sơn phải trốn qua Xiêm để ẩn náu và phát triển lực lượng. Nguyễn PhúcÁnh và quân lính được cho phép ở Ban Ton Samrong, Tambon Khok Krabuu, vàsau này là Samsen(4) và Bangpho ở Bangkok (Sripana 2013). Sau này, nhiều ngườitrong số họ tiếp tục ở lại Thái Lan. Dưới thời vua Rama IV (1851-1864), người chủtrương phát triển vùngĐôngBắcTháiLan, nhiều người Việt di cư qua đường Làođến vùng này được khuyến khích ở lại và ổn định cuộc sống như là công dân TháiLan (Sripana 2004). Những người Việt di dân trong các giai đoạn này được ngườiThái gọi là Youn Kao, nghĩa là người Việt cũ. Làn sóng di cư thứ hai tập trung trong những năm giữa và sau Chiến tranh thếgiới lần thứ II, nhất là khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954)leothang, lan sang Lào, buộc nhiều người Việtphải trốn sang Thái Lan.(5) Đến năm1946, có khoảng 46.700 người Việt Nam di cư sang chủ yếu ở hai tỉnh là NakhonPhanom và Muddahan và đến năm 1975, con số này là khoảng 80.000 người(Nguyen và Walsh 2014). Những người Việt thuộc làn sóng di cư thứ hai này đượcgọi là YuanOp Pa Yop(người Việt di cư) hoặc YuanMay (người Việt mới). Nghiêncứu của Giáo sư Poole xuất bản năm 1970 cho thấy trong khi nhóm người Việt cũcó xu hướng hòa nhập tốt vào xã hội Thái thì nhóm người Việt mới đang gặp khókhăn về mặt xã hội và chính trị với các thành viên thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai. Làn sóng di cư thứ 3 diễn ra trong khoảng 1975 đến 1995 theo các dòngngười tỵ nạn. Thời báo Los Angeles Times, ngày 18/02/1988 viết: “Số người ViệtNam đến Thái Lan bằng đường biển tăng gấp 3 lần so với năm ngoái, theo Vănphòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn, hơn 11.000 thuyền nhân Việt Namđến Thái Lan năm 1987, so với 3.886 người trong năm 1986”. Tuy nhiên, nhữngngười này hoặc chuyển sang sống ở một ...