Danh mục tài liệu

Di cư xuyên biên giới của các tộc người thiểu số ở vùng Tây Bắc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 476.63 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Di cư xuyên biên giới và quản lý di cư đối với các tộc người thiểu số vùng Tây Bắc không chỉ đơn thuần là vấn đề đi lại, cư trú và tiến hành các hoạt động sinh kế, hôn nhân, mà còn là vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, chính trị, quốc phòng, an ninh... ở vùng biên giới quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di cư xuyên biên giới của các tộc người thiểu số ở vùng Tây Bắc Di cư xuyên biên giới của các tộc người thiểu số ở vùng Tây Bắc Vũ Trường Giang1 1 Học viện Chính trị khu vực I. Email: giangnhanhoc@yahoo.com.vn Nhận ngày 10 tháng 2 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 8 tháng 3 năm 2017. Tóm tắt: Di cư xuyên biên giới và quản lý di cư đối với các tộc người thiểu số vùng Tây Bắc không chỉ đơn thuần là vấn đề đi lại, cư trú và tiến hành các hoạt động sinh kế, hôn nhân, mà còn là vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, chính trị, quốc phòng, an ninh... ở vùng biên giới quốc gia. Có 4 dạng thức di cư là: xuất cảnh lao động, xuất cảnh du học, xuất cảnh hợp thức hóa hôn nhân - gia đình và buôn bán người qua biên giới. Nguyên nhân khiến các tộc người thiểu số di cư, bao gồm các nguyên nhân về kinh tế - xã hội, văn hóa tộc người, hoạt động của các tôn giáo. Tham gia quản lý di cư có các thiết chế “quan phương” và “phi quan phương”. Hoạt động của các thiết chế này bước đầu đạt được hiệu quả. Từ khóa: Tây Bắc, di cư, biên giới, tộc người thiểu số. Abstract: Cross-border migration and migration management in relation to the ethnic minority groups in the Northwestern region of Vietnam are not merely issues of travel, residence, livelihoods and marriages, but also economic, cultural, environmental, political issues and those of security and defense… at the national border. There are 4 types of migration, including those of guest workers, overseas students, marriages and family reunions, and victims of cross-border trafficking. Migration of the ethnic minority people results from socio-economic reasons and those of ethnic cultures and activities of religions. As for the two migration management institutions, one is in the administrative apparatus, and the other is not. Both the two institutions have gained initial results. Keywords: the Northwestern region, migration, border, ethnic minority groups. 1. Đặt vấn đề Tây Bắc Việt Nam là vùng đa dạng về dân cư và lịch sử cư trú của các tộc người thiểu số thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau (Thái-Kađai, Mông-Dao, Tạng-Miến và 40 Môn-Khmer). Tây Bắc cũng là vùng lãnh thổ có đường biên giới với Trung Quốc và Lào. Một số tộc người Tây Bắc có quan hệ nguồn cội với một số tộc người ở bên kia biên giới Việt - Trung cũng như Việt - Lào. Có thể kể đến các tộc người có mặt cả ở Vũ Trường Giang Việt Nam, Trung Quốc và Lào như Thái, Mông, Dao, Tày, Khơ Mú, La Hủ, Hà Nhì, Phù Lá, Giáy, Cống và Si La… Quan hệ giữa những người đồng tộc ở hai bên biên giới vẫn được duy trì, việc di cư vẫn là hiện tượng khá phổ biến, đã và đang có những tác động khác nhau đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng... Bài viết trình bày các dạng thức di cư, phân tích nguyên nhân di cư, đánh giá về quản lý di cư của thiết chế “quan phương” và “phi quan phương” đối với các tộc người thiểu số vùng Tây Bắc. 2. Các hình thức di cư xuyên biên giới của các tộc người thiểu số Theo Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, ở Việt Nam hiện nay có 4 hình thức di cư chính: xuất cảnh lao động; xuất cảnh du học; xuất cảnh để hợp thức hóa hôn nhân - gia đình (bao gồm cả việc cho/nhận con nuôi) và buôn bán người qua biên giới [3, tr.17]. Tại vùng Tây Bắc, số liệu xuất cảnh/di cư du học và hợp thức hóa hôn nhân - gia đình hiện không được cập nhật thường xuyên, khó nắm bắt. Bài viết này phân tích ba hình thức di cư, gồm di cư do đi lao động, di cư do buôn bán người và di cư do hôn nhân. Đây cũng là những hình thức di cư đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà quản lý xã hội hiện nay. Thứ nhất, di cư do lao động. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế và ổn định đời sống của người dân. Tuy nhiên, lực lượng lao động của các tỉnh Tây Bắc được đưa ra nước ngoài làm việc theo con đường chính ngạch thường chiếm tỷ lệ thấp. Từ năm 2009 đến năm 2014, toàn vùng mới xuất khẩu được trên 9.000 lao động, đạt khoảng 10% so với chỉ tiêu đặt ra [23]. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lao động “chui” ở Tây Bắc diễn ra khá nhộn nhịp. Theo số liệu của Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) “Từ năm 2011 đến năm 2014, có hơn 20 vạn lao động đã và đang lao động trái phép tại Trung Quốc. Trong đó, 55% lao động có trình độ tiểu học; 20% không biết chữ; 55% làm ruộng; 30% không nghề; 30% đi lao động thông qua biên giới, thời gian lao động dưới 6 tháng chiếm 60%; 65% đi qua đường tiểu ngạch, đường mòn; hơn 45% là các tộc người thiểu số, chủ yếu ở độ tuổi lao động” [24]. Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết: “Tình trạng di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số diễn biến phức tạp; trong năm 2014 đã phát hiện 1.073 hộ với 5.563 nhân khẩu di cư tự do, trong đó di cư trong nước 761 hộ/4.047 khẩu, di cư đi nước ngoài 312/1.726 khẩu” [25] (Bảng 1). Ở khu vực biên giới Việt - Lào, tình hình di cư xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nghiêm túc và ...