Danh mục tài liệu

Di động xã hội của nhân lực khoa học và công nghệ trong các quốc gia ASEAN

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.19 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp bức tranh ban đầu về hiện trạng di động xã hội của nhân lực KH&CN trong các quốc gia ASEAN và nghiên cứu sâu trường hợp của Thái Lan trong xây dựng chương trình di động xã hội nhân tài. Từ đó, rút ra một số kết luận mang tính gợi suy cho các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, về chính sách thúc đẩy di động xã hội của nhân lực KH&CN trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di động xã hội của nhân lực khoa học và công nghệ trong các quốc gia ASEAN92 Di động xã hội của nhân lực KH&CN trong các quốc gia Asean DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC QUỐC GIA ASEAN Nguyễn Thành Nam1 Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiTóm tắt:Di động xã hội của nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) trong từng lĩnh vực, tạitừng quốc gia, từng khu vực mang những đặc điểm khác nhau. Song tựu trung lại chính làvấn đề “chảy chất xám” và “thu hút chất xám”, chính sách là công cụ để giải quyết vấn đềtồn tại đó. Cần có chính sách thúc đẩy di động xã hội của nhân lực KH&CN để khuyếnkhích dòng lưu chuyển tri thức, đặc biệt tri thức ngầm định giữa khu vực nghiên cứu tạicác viện nghiên cứu, trường đại học và khu vực sản xuất. Bài báo cung cấp bức tranh banđầu về hiện trạng di động xã hội của nhân lực KH&CN trong các quốc gia ASEAN vànghiên cứu sâu trường hợp của Thái Lan trong xây dựng chương trình di động xã hội nhântài. Từ đó, rút ra một số kết luận mang tính gợi suy cho các quốc gia ASEAN, trong đó cóViệt Nam, về chính sách thúc đẩy di động xã hội của nhân lực KH&CN trong bối cảnh hộinhập quốc tế và khu vực.Từ khóa: Nhân lực khoa học và công nghệ; Di động nhân tài; Di động xã hội.Mã số: 200727011. Khái niệm và phân loại di động xã hội của nhân lực khoa học vàcông nghệ1.1. Khái niệmDiễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) định nghĩa sự di động xã hội của nhân lựcKH&CN là “sự di động xã hội nhân tài2 bên trong hoặc giữa các tổ chức, cácngành nghề, hoặc lưu chuyển chuyên môn của các cá nhân với các loại kỹnăng và năng lực khác nhau” (World Economic Forum, 2012). Nó là một cơchế góp phần tạo ra và phổ biến các loại hình tri thức (cả mã hóa lẫn ngầmđịnh). Di động xã hội nhân tài đặc biệt phù hợp với việc chuyển giao bất kỳloại tri thức nào không thể được mã hóa và chia sẻ dưới dạng thông tin thôngqua bài giảng, hội nghị hoặc kênh truyền thông khác. Hình thức chuyển giaotri thức này hiệu quả hơn thông qua sự tương tác giữa các cá nhân có chungbối cảnh xã hội và có sự gần gũi về khoảng cách không gian (Gibbons at al,1994; Co-operation, O.f.E. and Development 2008).1 Liên hệ tác giả: namnguyenthanh1208@gmail.com2 Di động xã hội nhân tài ở đây được hiểu là di động xã hội nhân lực KH&CN chất lượng cao.JSTPM Tập 9, Số 2, 2020 93Di động xã hội nhân tài không phải là mục tiêu tự thân mà thường liên quanđến mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Một nghiên cứu của WEF mô tảdi động xã hội nhân tài là chính sách và công cụ để đạt được sự cân bằngtrong việc thị trường toàn cầu sử dụng nhân lực làm vốn và để kích thíchtăng trưởng kinh tế quốc gia (World Economic Forum, 2012). Ngoài ra, mộtnghiên cứu do Ủy ban châu Âu thực hiện cho thấy, di động xã hội nhân tàiliên ngành được xem như một công cụ cho phép chuyển đổi các kết quảnghiên cứu thành các sản phẩm cạnh tranh toàn cầu. Do đó, di động nhântài có thể thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới cũng như tăng khả năng làm việc,góp phần tăng cường, phát triển nghề nghiệp cho các nhà nghiên cứu(European Commission, 2006).Liên quan đến khái niệm di động của các nhà khoa học, theo Geuna, diđộng có thể được định nghĩa là một sự thay đổi và một loại hình di động cóthể được định nghĩa theo những gì được thay đổi. Trong đó, các loại hình diđộng chính được xem xét và các thay đổi xác định của chúng được liệt kêdưới đây: (i) Di động giáo dục: thay đổi giữa các cấp giáo dục chính quy;(ii) Di động việc làm: thay đổi người sử dụng lao động; (iii) Di động nghềnghiệp: thay đổi tình trạng nghề nghiệp (ví dụ: nội dung công việc); (iv) Diđộng theo ngành: thay đổi trong lĩnh vực nghề nghiệp; (v) Di động địa lý:thay đổi vị trí; (vi) Di động xã hội: thay đổi vị trí xã hội; và (vii) Di độnglĩnh vực: thay đổi trọng tâm lĩnh vực (Geuna, A. 2015).Ngày nay, khi trường đại học đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đổimới quốc gia thì di động nghề nghiệp không chỉ bao gồm đối tượng họcviên, giảng viên mà còn bao gồm các chủ thể khác trong nguồn nhân lựcKH&CN của nhà trường. Theo nghiên cứu của Đào Thanh Trường, kháiniệm “di động xã hội của nhân lực KH&CN” có thể được hiểu là sự dịchchuyển về vị trí xã hội của cá nhân hay một nhóm nhân lực KH&CN; sựthay đổi đi lên hoặc đi xuống về vị thế xã hội giữa các cá nhân/nhóm nhânlực KH&CN khác nhau trong hệ thống phân tầng xã hội trong khoa học, sựchuyển dịch từ một địa vị này đến một địa vị khác trong cơ cấu của hệthống KH&CN (Đào Thanh Trường, 2016b).Tại Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây cũng khẳng định, di động xã hộinhân lực KH&CN giữa khu vực các tổ chức nghiên cứu của nhà nước (việnnghiên cứu và tổ chức nghiên cứu ở trường đại học) với khu vực sản xuất làmột phương thức thúc đẩy sự chuyển đổi tổ chức và thể chế của hệ thốngđổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam (Bạch ...