
Đi xem NGÀY THỨ BA QUỐC TẾ cho yêu đời nào
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.29 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhóm Plonk & Replonk được thành lập bởi Hubert Froidevaux và Jérome Stünzi (người Thụy Sĩ), sử dụng yếu tố hài hước, châm biếm và photoshop cho những tác phẩm của họ. Chiều khai mạc, ngoài cửa L’Espace có một cái tivi giới thiệu những bức ảnh của nhóm.
Bên trong phòng triển lãm cũng lắp thêm một cái tivi nữa. Tuy nhiên lời giới thiệu toàn bằng tiếng Pháp, lại không có phụ đề nên tôi chả hiểu gì.
.Không gian triển lãm trước giờ khai mạc: vắng và thoáng.
.Ảnh treo dọc các bức tường, vào tận tít phía sâu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi xem NGÀY THỨ BA QUỐC TẾ cho yêu đời nào Đi xem NGÀY THỨ BA QUỐC TẾ cho yêu đời nào Khai mạc triển lãm ảnh “Ngày thứ ba quốc tế” của nhóm Plonk & Replonk tại L’Espace diễn ra lúc 18h, thứ Năm, ngày 1. 3. 2012 . Nhóm Plonk & Replonk được thành lập bởi Hubert Froidevaux và Jérome Stünzi (người Thụy Sĩ), sử dụng yếu tố hài hước, châm biếm và photoshop cho những tác phẩm của họ. Chiều khai mạc, ngoài cửa L’Espace có một cái tivi giới thiệu những bức ảnh của nhóm. Bên trong phòng triển lãm cũng lắp thêm một cái tivi nữa. Tuy nhiên lời giới thiệu toàn bằng tiếng Pháp, lại không có phụ đề nên tôi chả hiểu gì. Không gian triển lãm trước giờ khai mạc: vắng và thoáng. Ảnh treo dọc các bức tường, vào tận tít phía sâu, bên trong L’Espace. 18h khai mạc, 17h kém 15 đã bắt đầu có lác đác người đến xem sớm. Trên những cái cột giữa nhà có dán mấy câu tiếng Pháp. Cả trên bức tường này nữa. Hỏi ra thì đây cũng là một phần của triển lãm… Có mấy câu đại loại như (một khán giả dịch giúp tôi): “Tôn trọng nhưng không cho phép bạo lực”, “Cấm nuôi cá voi”, “Cảng cho phép để râu”… thực sự tôi không hiểu lắm, nhưng nghe nói hình như đó là những câu bông đùa của người Pháp… Các phóng viên đến sớm, tranh thủ phỏng vấn Jérome Stünzi – đại diện cho nhóm Plonk & Replonk sang Việt Nam. Tham dự triển lãm hôm nay có cả ông đại sứ Thụy Sĩ (đeo cà vạt), bên cạnh là người trợ lý cho Jérome Stünzi (áo trắng). Phạm Thu Thủy (từng tham gia triển lãm “Phập phồng” ở viện Goethe) hôm nay cũng đến xem sớm. Rất nhiều bạn trẻ ra hỏi tác giả và được giải đáp rất nhiệt tình về những bức ảnh trong triển lãm. Khán giả đến xem hôm nay phần lớn là Tây, không thấy có các củ nghệ ta. Hình như hôm nay L’Espace có tổ chức chương trình ca nhạc Lê Cát Trọng Lý nên triển lãm này có vẻ bị lấn lướt. Lại nữa, thường các triển lãm khác ở đây hay có bàn phục vụ đồ ăn nhẹ, rượu vang và nước ngọt… vậy mà triển lãm hôm nay lại không thấy có. Ở góc phòng triển lãm có bán sách ảnh của Plonk & Replonk. Mỗi quyển giá 700.000VND. Đã có mấy bạn Tây mua rồi, với dân mình thì có vẻ hơi mắc. 18h15 bắt đầu khai mạc triển lãm. Ông giám đốc L’Espace phát biểu mấy lời xã giao, sau đó giới thiệu vị khách đặc biệt hôm nay là ông đại sứ Thụy Sĩ. Kế tiếp ông nhường lời cho ông đại sứ. Ông đại sứ cảm ơn trung tâm văn hóa Pháp tạo điều kiện cho triển lãm. Sau đó ông giới thiệu qua về nhóm Plonk & Replonk. Thông điệp của triển lãm này là muốn hướng đến sự phi lý, thoát khỏi tính logic. Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những sự phi lý mà. Ông lấy ví dụ: “Tôi là con trai của đảng viên đảng cộng sản Tiệp Khắc. Khi lớn lên đáng ra sẽ là ứng cử viên xuất sắc cho đoàn thanh niên Cộng sản, nhưng sau đó, khi Liên Xô giải phóng, tôi chuyển đến Thụy Sĩ, theo đạo cơ đốc và chủ nghĩa tư bản. Giờ đây tôi ở Việt Nam và làm việc chủ yếu với những người Cộng sản”. Hay ví dụ đơn giản hơn: “Tôi mua một cái xe có thể chạy 200km/h nhưng thực tế thì suốt ngày tôi chỉ chạy 30km/h với tình trạng đường xá của Việt Nam”, và “tôi lấy vợ là muốn ở bên cạnh cô ấy trọn đời, nhưng 80% thời gian là tôi phải tiếp xúc với những người phụ nữ khác vì lý do công việc”… Ông đại sứ Thụy Sĩ khá là hài hước. Sau đó ông cảm ơn nhóm Plonk & Replonk đã cho chúng ta thấy được “thế giới phẳng”. Và đây là một số tác phẩm trong triển lãm: Những bưu ảnh cũ được chèn thêm hình, xử lý thêm bằng photoshop để ra những khung cảnh phi logic, hóm hỉnh. Trong ảnh: Friga nàng tiên cá Bắc cực với giọng hát làm đông cứng trái tim những thủy thủ lạc đường. Ostende, test kiểm tra tai nạn thuyền chèo. Phòng điều khiển giao thừa Đại dịch ria mép khủng khiếp năm 1890 Hoang dã và xinh đẹp. Cuộc đấu tranh thuở xa xưa của con voi chống lại bình sứ Limoges. Toàn cầu hóa, những nhân vật nổi tiếng chuyển đến Nam Cực. Ngã rẽ quan trọng của tiến bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi xem NGÀY THỨ BA QUỐC TẾ cho yêu đời nào Đi xem NGÀY THỨ BA QUỐC TẾ cho yêu đời nào Khai mạc triển lãm ảnh “Ngày thứ ba quốc tế” của nhóm Plonk & Replonk tại L’Espace diễn ra lúc 18h, thứ Năm, ngày 1. 3. 2012 . Nhóm Plonk & Replonk được thành lập bởi Hubert Froidevaux và Jérome Stünzi (người Thụy Sĩ), sử dụng yếu tố hài hước, châm biếm và photoshop cho những tác phẩm của họ. Chiều khai mạc, ngoài cửa L’Espace có một cái tivi giới thiệu những bức ảnh của nhóm. Bên trong phòng triển lãm cũng lắp thêm một cái tivi nữa. Tuy nhiên lời giới thiệu toàn bằng tiếng Pháp, lại không có phụ đề nên tôi chả hiểu gì. Không gian triển lãm trước giờ khai mạc: vắng và thoáng. Ảnh treo dọc các bức tường, vào tận tít phía sâu, bên trong L’Espace. 18h khai mạc, 17h kém 15 đã bắt đầu có lác đác người đến xem sớm. Trên những cái cột giữa nhà có dán mấy câu tiếng Pháp. Cả trên bức tường này nữa. Hỏi ra thì đây cũng là một phần của triển lãm… Có mấy câu đại loại như (một khán giả dịch giúp tôi): “Tôn trọng nhưng không cho phép bạo lực”, “Cấm nuôi cá voi”, “Cảng cho phép để râu”… thực sự tôi không hiểu lắm, nhưng nghe nói hình như đó là những câu bông đùa của người Pháp… Các phóng viên đến sớm, tranh thủ phỏng vấn Jérome Stünzi – đại diện cho nhóm Plonk & Replonk sang Việt Nam. Tham dự triển lãm hôm nay có cả ông đại sứ Thụy Sĩ (đeo cà vạt), bên cạnh là người trợ lý cho Jérome Stünzi (áo trắng). Phạm Thu Thủy (từng tham gia triển lãm “Phập phồng” ở viện Goethe) hôm nay cũng đến xem sớm. Rất nhiều bạn trẻ ra hỏi tác giả và được giải đáp rất nhiệt tình về những bức ảnh trong triển lãm. Khán giả đến xem hôm nay phần lớn là Tây, không thấy có các củ nghệ ta. Hình như hôm nay L’Espace có tổ chức chương trình ca nhạc Lê Cát Trọng Lý nên triển lãm này có vẻ bị lấn lướt. Lại nữa, thường các triển lãm khác ở đây hay có bàn phục vụ đồ ăn nhẹ, rượu vang và nước ngọt… vậy mà triển lãm hôm nay lại không thấy có. Ở góc phòng triển lãm có bán sách ảnh của Plonk & Replonk. Mỗi quyển giá 700.000VND. Đã có mấy bạn Tây mua rồi, với dân mình thì có vẻ hơi mắc. 18h15 bắt đầu khai mạc triển lãm. Ông giám đốc L’Espace phát biểu mấy lời xã giao, sau đó giới thiệu vị khách đặc biệt hôm nay là ông đại sứ Thụy Sĩ. Kế tiếp ông nhường lời cho ông đại sứ. Ông đại sứ cảm ơn trung tâm văn hóa Pháp tạo điều kiện cho triển lãm. Sau đó ông giới thiệu qua về nhóm Plonk & Replonk. Thông điệp của triển lãm này là muốn hướng đến sự phi lý, thoát khỏi tính logic. Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những sự phi lý mà. Ông lấy ví dụ: “Tôi là con trai của đảng viên đảng cộng sản Tiệp Khắc. Khi lớn lên đáng ra sẽ là ứng cử viên xuất sắc cho đoàn thanh niên Cộng sản, nhưng sau đó, khi Liên Xô giải phóng, tôi chuyển đến Thụy Sĩ, theo đạo cơ đốc và chủ nghĩa tư bản. Giờ đây tôi ở Việt Nam và làm việc chủ yếu với những người Cộng sản”. Hay ví dụ đơn giản hơn: “Tôi mua một cái xe có thể chạy 200km/h nhưng thực tế thì suốt ngày tôi chỉ chạy 30km/h với tình trạng đường xá của Việt Nam”, và “tôi lấy vợ là muốn ở bên cạnh cô ấy trọn đời, nhưng 80% thời gian là tôi phải tiếp xúc với những người phụ nữ khác vì lý do công việc”… Ông đại sứ Thụy Sĩ khá là hài hước. Sau đó ông cảm ơn nhóm Plonk & Replonk đã cho chúng ta thấy được “thế giới phẳng”. Và đây là một số tác phẩm trong triển lãm: Những bưu ảnh cũ được chèn thêm hình, xử lý thêm bằng photoshop để ra những khung cảnh phi logic, hóm hỉnh. Trong ảnh: Friga nàng tiên cá Bắc cực với giọng hát làm đông cứng trái tim những thủy thủ lạc đường. Ostende, test kiểm tra tai nạn thuyền chèo. Phòng điều khiển giao thừa Đại dịch ria mép khủng khiếp năm 1890 Hoang dã và xinh đẹp. Cuộc đấu tranh thuở xa xưa của con voi chống lại bình sứ Limoges. Toàn cầu hóa, những nhân vật nổi tiếng chuyển đến Nam Cực. Ngã rẽ quan trọng của tiến bộ.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngày thứ ba quốc tế trường phái nghệ thuật xu hướng mỹ thuật nghệ sĩ nổi tưởng triển lãm nghệ thuật mỹ thuật hiện đại trào lưu nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
4 trang 44 0 0
-
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 44 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 41 0 0 -
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 trang 40 1 0 -
Các bức điêu khắc độc đáo bằng diêm
8 trang 39 0 0 -
Thuật Điêu Khắc Tượng Phật Nhật Bản
4 trang 39 0 0 -
12 trang 39 0 0
-
Chuyện Về Bảo Tượng A Di Đà Chùa Phật Tích
10 trang 38 0 0 -
5 trang 37 0 0
-
7 trang 37 0 0
-
Những tay tổ của điêu khắc đồ vật (phần 2)
12 trang 37 0 0 -
26 trang 36 0 0