Danh mục tài liệu

Điểm Khác Nhau Giữa Marketing và Sale?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.68 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm Marketing xuất hiện đầu những năm 1900. Nó được hiểu là một khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty sử dụng Marketing để giúp khâu sản xuất "tống khứ" đi sản phẩm.Họ quan niệm Marketing chính là việc bán hàng. Đây là một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại đang khá phổ biến trong phạm vi kinh doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người. Thực tế, Marketing và bán hàng hầu như đối lập với nhau. Bán hàng chỉ tập trung vào việc bán càng nhiều sản phẩm càng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điểm Khác Nhau Giữa Marketing và Sale? Điểm Khác Nhau Giữa Marketing và Sale? Khái niệm Marketing xuất hiện đầu những năm 1900. Nó được hiểu làmột khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty sửdụng Marketing để giúp khâu sản xuất tống khứ đi sản phẩm. Họ quan niệm Marketing chính là việc bán hàng. Đây là một cách hiểu rấtsai lệch nhưng lại đang khá phổ biến trong phạm vi kinh doanh cũng như trongsuy nghĩ của nhiều người. Thực tế, Marketing và bán hàng hầu như đối lập vớinhau. Bán hàng chỉ tập trung vào việc bán càng nhiều sản phẩm càng tốt nhưngMarketing được hiểu chính xác là bộ phận tạo ra khách hàng cho công ty. Nhưngbản chất của Marketing và việc bán hàng hiểu một cách đầy đủ là thế nào? Làmsao để phân biệt Marketing với bán hàng ? Quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng Đây là quan điểm cho rằng người tiêu dùng bảo thủ và do đó có sức ỳ haythái độ ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy để thành công,doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêuthụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải huấn luyện được độingũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng nhanh chóng vượtqua trở ngại về tâm lý bằng bất cứ cách thức nào. Đẩy được nhiều hàng và thuđược nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệuquả công tác Quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing Quan điểm này khẳng định chìa khóa để đạt được những mục tiêu trongkinh doanh của doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốncủa thị trường mục tiêu (khách hàng) từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhucầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnhtranh. Có nghĩa là Marketing hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lờihai câu hỏi : (1) Liệu thị trường có cần hết-mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra? (2) Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền đểmua hay không? Kinh doanh theo cách thức Marketing tức là đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường- nhu cầu và ướcmuốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinhdoanh. So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm Marketing Có thể so sánh Marketing với việc bán hàng dựa trên 4 tiêu chí sau: điểmxuất phát, trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗihình thức. - Một là điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tạinhà máy thì Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn củakhách hàng làm xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh. - Hai là trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất rasản phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại, Marketing tập trung hoàntoàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sự tương phản giữa bán hàng vàMarketing được nêu rõ trong phát biểu của Lester Wunderman, một nhàMarketing nổi tiếng: Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụngca của nhà sản xuất, họ nói rằng Đây là cái do tôi làm ra, sao bạn không vui lòngmua nó đi? Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì lại là người mua hàng đanghỏi: Đây là cái tôi muốn, sao bạn không vui lòng sản xuất? - Ba là các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổnghợp và phối hợp các biện pháp (marketing hỗn hợp) chứ không chỉ các biện phápliên quan đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồmmarketing đối ngoại-marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketingkhách hàng tức là doanh nghiệp phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu củakhách hàng và biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp.Marketing đối nội tức là doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấnluyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vìmột mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Đểtạo sự thành công cho doanh nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketingđối ngoại. - Bốn là mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa marketingvới việc bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bánsản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của marketing mang tầm vĩ mô, hướng tăng lợinhuận bằng cách doanh nghiệp phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của kháchhàng. Marketing là phải tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giaai pháp tốthơn, giúp giảm bớt thời gian và sức lực cho việc tìm mua hàng của khách. Nhờ đóđưa đến cho xã hội một tiêu chuẩn sống cao hơn. ...