Danh mục tài liệu

Diễn biến của chỉ số nhiệt (heat index) tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 1990-2023

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 542.81 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá diễn biến của chỉ số nhiệt (HI) tại thành phố Hồ Chí Minh trong 33 năm (1990-2023). HI là chỉ số thể hiện mức nhiệt độ mà con người thực sự cảm nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình năm của HI dao động trong khoảng 27-32 độ C.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn biến của chỉ số nhiệt (heat index) tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 1990-2023 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNBài báo khoa họcDiễn biến của chỉ số nhiệt (heat index) tại thành phố Hồ Chí Minhgiai đoạn năm 1990-2023Nguyễn Thị Tuyết Nam1* 1 Khoa Môi trường, Đại học Sài Gòn; ntnam@sgu.edu.vn *Tác giả liên hệ: ntnam@sgu.edu.vn; Tel.: +84–779534930 Ban Biên tập nhận bài: 25/5/2024; Ngày phản biện xong: 5/7/2024; Ngày đăng bài: 25/12/2024 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá diễn biến của chỉ số nhiệt (HI) tại thành phố Hồ Chí Minh trong 33 năm (1990-2023). HI là chỉ số thể hiện mức nhiệt độ mà con người thực sự cảm nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình năm của HI dao động trong khoảng 27-32oC. Ngoài ra, giá trị HI có xu hướng tăng trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu, và tăng khá mạnh vào các năm 1997-1998, 2002-2003, 2009-2010, 2018-2019, và 2023. Bên cạnh đó, giá trị HI có xu hướng tăng dần từ tháng 3 cho đến tháng 9, giảm dần đến cuối năm và thường đạt đỉnh vào tháng 4-5. Giá trị HI trung bình thường đạt đỉnh vào tháng 4-5 và thường cao hơn 32oC, thể hiện mức cảnh báo mức cảnh báo cần phải thận trọng khi hoạt động ngoài trời. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số HI có sự tương quan thuận với nhiệt độ và độ ẩm không khí, tương quan nghịch với độ mây che phủ. Nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá xu hướng của nhiệt độ và chỉ số nhiệt tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Chỉ số nhiệt; HI; Tp.HCM; 1990-2023.1. Giới thiệu Hiện nay, các đợt nắng nóng đang có xu hướng diễn ra với tần suất nhiều hơn và kéo dàihơn tại các khu vực trên thế giới. Vào năm 2023, nhiệt độ không khí trung bình tại Việt Namcó xu hướng cao hơn so với những năm trước đây. Những ngày có nhiệt độ không khí caohơn 35oC được xem là có hiện tượng nắng nóng. Trong những năm gần đây, các đợt nắngnóng tại thành phố Hồ Chí Minh thường diễn ra gay gắt hơn và kéo dài hơn [1]. Các đợt nắngnóng thường có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và các hoạt động của con người. Cụ thể làkhi nhiệt độ tăng cao, người dân dễ cảm thấy mệt mỏi và khó tái tạo sức lao động. Ngoài ra,người dân làm việc ngoài trời có khả năng bị sốc nhiệt, say nắng và đột quỵ. Nắng nóng cũngcó thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn nhưhen suyễn và cao huyết áp [2, 3]. Để đo lường mức nhiệt độ mà con người thực sự cảm nhận, chỉ số nhiệt (heat index - HI)có thể được sử dụng. Chỉ số nhiệt HI là chỉ số được tính toán dựa vào nhiệt độ không khí vàđộ ẩm không khí tương đối [4, 5]. Các mức cảnh báo về ảnh hưởng của nắng nóng đến sứckhỏe người dân có thể được cung cấp dựa trên các giá trị của HI. Chẳng hạn như khi chỉ sốHI dao động trong khoảng 33-39oC thì người dân cần phải thận trọng khi hoạt động ngoàitrời nắng trong thời gian dài [4]. Nghiên cứu về đánh giá diễn biến của các đợt nắng nóng vàchỉ số nhiệt đã được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, các đợtnắng nóng có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn, gay gắt hơn, và đa số các đợt nắng nóngđều có mối quan hệ với hiện tượng El Nino [6]. Bên cạnh đó, lượng phát thải CO2 được báocáo có mối tương quan thuận với giá trị của chỉ số HI [7, 8]. Ngoài ra, dữ liệu về nhiệt độTạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 768, 45-53; doi:10.36335/VNJHM.2024(768).45-53 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 768, 45-53; doi:10.36335/VNJHM.2024(768).45-53 46không khí tại 6 thành phố lớn của Hàn Quốc giai đoạn 1994-2003 đã chỉ ra rằng nhiệt độ vàomùa hè tại các thành phố này đã tăng lên 1oC [9]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về chỉ số nhiệt đã chỉ ra rằng nhiệt độ cao vào buổi tối kết hợpvới nắng nóng vào ngày tiếp theo làm cho công nhân khó tái tạo sức lao động [10]. Ngoài ra,nghiên cứu về xu hướng thay đổi theo không gian và thời gian của các đợt nắng nóng trêntoàn quốc giai đoạn năm 1979-2018 đã cho thấy các đợt nắng nóng có xu hướng kéo dài hơntại các tỉnh thành [11]. Theo nghiên cứu về dự báo chỉ số nhiệt (HI) tại Hà Nội [5], giá trị HIsẽ tăng khoảng 0,08 oC/năm và số tuần có mức nhiệt độ chạm ngưỡng nguy hiểm cho sứckhỏe con người sẽ tăng lên 5,5-6 tuần/5 năm. Ngoài ra, nghiên cứu về diễn biến nắng nóngtại khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn năm 2010-2015 đã cho thấy nhiệt độ cao nhất trong ngàytại khu vực này có xu hướng tăng so với giai đoạn trước đó (năm 1981-2010), đồng thời sốngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt cũng cao hơn [12]. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá xu hướng diễn biến của chỉ số nhiệt tại thànhphố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 1990-2023. Ngoài ra, sự ảnh hưởng và mối tương quan củacác điều kiện thời tiết, chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm không khí, lượng mưa, vận tốc gió,...,và yếu tố xã hội như số lượng dân số đến chỉ số nhiệt cũng được phân tích. Kết quả củanghiên cứu này cung cấp tổng quan về sự thay đổi của chỉ số nhiệt tại thành phố Hồ ChíMinh, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá diễn biến nhiệt độ và chỉ số HI tạikhu vực này.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Nghiên cứu này tập trung đánh giá chỉ số nhiệt tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu vềnhiệt độ không khí và nhiệt độ hóa sương (dew point temperature) tại khu vực nghiên cứuđược thu thập từ trạm quan trắc Tân Sơn Nhất (Hình 1). Vĩ độ và kinh độ của vị trí quan trắclần lượt là 10.82oE và 106.85oN. Dữ liệu nhiệt độ được thu thập từ Cơ sở dữ liệu về khí tượngtoàn cầu của NOAA (Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia, Mỹ) tại trang webhttps://www.noaa.gov. Các giá trị nhiệt độ không khí được thu thập theo từng giờ (24giờ/ngày) trong vòng 33 năm từ 1990 đến năm 2023. Sau khi thu thập, toàn bộ dữ liệu đượckiểm tra, các giá trị âm và giá trị bất thường được loại bỏ nhằm đảm bảo chất lượng của dữliệu. Sau đó, bộ dữ liệu nhiệt độ không khí đã được xử lý được dùng để tính toán trong cácbước tiếp theo. ...

Tài liệu có liên quan: