Bài viết đi sâu khai thác diễn ngôn này thông qua hai dạng: Diễn ngôn thân thể hiện thể và diễn ngôn thân thể phi hiện thể. Qua các diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại, các nhà thơ nữ bày tỏ tình cảm, ước mơ, quyền lợi và khát vọng giới chính đáng của mình bằng tiếng nói trữ tình mạnh dạn, nồng nhiệt, có khi bạo liệt, nhưng đầy yêu thương, trách nhiệm và nhân ái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại Việt NamTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) DIỄN NGÔN THÂN THỂ TRONG THƠ NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Hồ Tiểu Ngọc Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: hotieungoc93@gmail.com Ngày nhận bài: 22/10/2019; ngày hoàn thành phản biện: 18/11/2019; ngày duyệt đăng: 02/4/2020 TÓM TẮT Thơ hiện đại Việt Nam ngày càng có nhiều tác giả nữ, đặc biệt là tác giả trẻ. Bằng ‚lối viết nữ‛ đặc thù, họ nói lên tiếng nói và nhu cầu về mọi mặt của giới mình bằng diễn ngôn, hình tượng nghệ thuật đa dạng, mới mẻ, giàu ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền. Một trong những đặc trưng nổi bật của thơ nữ đương đại là diễn ngôn thân thể. Bài viết đi sâu khai thác diễn ngôn này thông qua hai dạng: Diễn ngôn thân thể hiện thể và diễn ngôn thân thể phi hiện thể. Qua các diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại, các nhà thơ nữ bày tỏ tình cảm, ước mơ, quyền lợi và khát vọng giới chính đáng của mình bằng tiếng nói trữ tình mạnh dạn, nồng nhiệt, có khi bạo liệt, nhưng đầy yêu thương, trách nhiệm và nhân ái. Từ khóa: Diễn ngôn thân thể, hiện thể, phi hiện thể, tình mẫu tử, thơ nữ đương đại Việt Nam. Ảnh hưởng phong trào nữ quyền trên thế giới, quan niệm về giới tính/ pháitính ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay có những bước phát triển mạnhmẽ. Người phụ nữ trong cuộc sống cách mạng có vai trò và địa vị mới, họ cống hiếntích cực và hiệu quả đối với nhiệm vụ chung của cộng đồng dân tộc. Với vai trò và địavị mới này, cán cân bình đẳng giới dần được hình thành trong đời sống xã hội thờihiện đại. Trong văn học nói riêng, thiên tính nữ không còn là một khái niệm mơ hồ, nóđược nhìn nhận và khẳng định ở những khía cạnh mới về thực tế cấu tạo vật chất thânthể nữ. Những khác biệt về mặt sinh học cho thấy sự nỗ lực lớn lao của người phụ nữtrong quá trình phấn đấu đòi lại vị thế vốn có của mình. Thơ nữ đương đại (nhất là saunăm 1986) có nhu cầu nói lên sự thực này bằng tiếng nói nghệ thuật. Đó là cách xác lậpbản chất giới và nhãn quan sinh học giới thông qua các chủ đề, các quan hệ bản chất.Từ sự ý thức về lối viết nữ, các nhà thơ nữ tự do và mạnh dạn thổ lộ con người cá nhâncủa mình từ bình diện sinh học bên ngoài và bên trong với những thuộc tính vốn cócủa chúng cho đến những sắc thái nghĩa biểu trưng đa dạng khác bằng diễn ngôn thânthể mang cảm thức giới cụ thể và chân thật. 33Diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại Việt Nam Trước khi giải mã diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại Việt Nam, ngườiviết muốn khái quát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và diễn ngôn. Theo lý thuyết củaFoucault, từ ngôn ngữ (language) đến diễn ngôn (discourse) phải trải qua quá trìnhnhận thức, bình giá về chính đối tượng mà chủ thể sáng tạo quan tâm và ý thức thểhiện bằng tiếng nói nghệ thuật. Vậy, ngôn ngữ chính là chất liệu để tác giả sáng tạothành diễn ngôn mang phong cách riêng. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốnphân tích giá trị mỹ học của diễn ngôn thân thể (body discourse) thông qua ngôn ngữthân thể (body language) mà các nhà thơ nữ đã ý thức thể hiện với nhiều sắc thái ngữnghĩa mới mẻ, sinh động trong các thi phẩm của mình. Diễn ngôn thân thể là một khái niệm không còn xa lạ trong văn học từ xưa chođến nay, nó vừa có ý nghĩa thực vừa như những tín hiệu có ý nghĩa biểu trưng. Ở đây,trước tiên, chúng tôi muốn tìm hiểu về ngôn ngữ thân thể - chất liệu để kiến trúc thiphẩm. Tự loại chỉ/ biểu hiện ngôn ngữ thân thể chủ yếu là danh từ. Các nhà ngôn ngữhọc gọi đó là tín hiệu thẩm mỹ - biện pháp tu từ cần thiết để thể hiện hình tượng thơ,tạo sắc thái biểu cảm trong sáng tạo và tiếp nhận. Tác giả Trương Thị Nhàn cho rằng:‚Những tín hiệu thẩm mỹ biểu hiện ngôn ngữ thân thể con người xuất hiện sớm nhấttrong văn học dân gian, mà đậm đặc nhất là trong ca dao. Những bộ phận biểu hiệnthân thể bên ngoài như: đầu, mình, chân, tay, mặt, tóc, tai, da, thịtTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)1. DIỄN NGÔN THÂN THỂ HIỆN THỂ Diễn ngôn thân thể trong văn học nói chung, thơ nói riêng thường gắn liền vớilối viết nữ mà các nhà phê bình nữ quyền luận quan tâm. Một trong những yếu tố đểcấu thành lối viết nữ đó là tính nữ (feminity). ‚Trong sáng tác của các nhà văn nữ, tínhnữ được thể hiện trên ba phương diện: tính nữ nơi chủ thể sáng tác, tính nữ nơi đốitượng phản ánh và tính nữ nơi thế giới nhân vật‛ *6+. Xét về lý luận thể loại thơ, tínhnữ ở chủ thể sáng tác chính là cái tôi trữ tình tác giả, tính nữ ở đối tượng phản ánh vàthế giới nhân vật gộp chung lại thành cái tôi trữ tình củ ...
Diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 439.56 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Diễn ngôn thân thể Phi hiện thể Tình mẫu tử Thơ nữ đương đại Việt Nam Hình tượng nghệ thuật đa dạngTài liệu có liên quan:
-
4 trang 32 0 0
-
4 trang 27 0 0
-
6 trang 25 0 0
-
Những bông hoa cẩm chướng cho ngày SN con
6 trang 21 0 0 -
Những bài văn cảm nghĩ về mẹ hay - Bài mẫu 2
16 trang 21 0 0 -
2 trang 21 0 0
-
3 trang 19 0 0
-
8 trang 18 0 0
-
Nghị luận về tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người
2 trang 18 0 0 -
Diễn ngôn thân thể và tâm thức nữ quyền qua một số truyện ngắn tiêu biểu của Y Ban và Bích Ngân
9 trang 17 0 0