Danh mục tài liệu

Điều chỉnh của pháp luật đối với nghĩa vụ bảo mật thông tin trong hoạt động thanh toán bằng ví điện tử

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 525.97 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc điều chỉnh của pháp luật đối với nghĩa vụ bảo mật thông tin trong hoạt động thanh toán bằng ví điện tử; Quy định về cung cấp thông tin trong hoạt động thanh toán bằng ví điện tử; Điều khoản về bảo mật thông tin của một số nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam; Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin của nhà cung ứng dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh của pháp luật đối với nghĩa vụ bảo mật thông tin trong hoạt động thanh toán bằng ví điện tử ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 775 ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGHĨA VỤ BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG VÍ ĐIỆN TỬ Bùi Thị Hằng Nga Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Fintech) thì việc thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán bằng ví điện tử nói riêng ngày càng trở nên phổ biến. Thanh toán bằng ví điện tử không chỉ mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng mà còn giúp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ triển khai hoạt động thanh toán được hiệu quả hơn. Để thực hiện thanh toán bằng ví điện tử, người tiêu dùng buộc phải chấp nhận các điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra bao gồm cả việc cung cấp những thông tin bí mật cá nhân. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp thông tin cá nhân này bị tiết lộ cho bên thứ ba làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bài viết phân tích về nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của nhà cung ứng dịch vụ thanh toán ví điện tử. Từ khóa: Ví điện tử, Thông tin cá nhân, Nghĩa vụ bảo mật. REGULATORY LEGISLATION IN THE FIELD OF INFORMATION SECURITY OBLIGATIONS CONCERNED E-WALLET PAYMENT Abstract This article discusses something now common across modern technologies, especially the technology involved in the Finance and Banking industry – digital payment. Increasingly e-wallets in particular, and non-cash payments in general, have become more popular. E- wallet payment methods are not only providing favourable conditions for the convenience of consumers, but they also assist service suppliers to get a higher operation ratio for payments received due to increased speed in the ability to process them. When using an E-wallet, the user must accept the service policy, detailing the handling of personal information. However, in past incidents customer's personal information have been infringed by sharing that information to third parties without their consent. The article explains the obligation of suppliers E-wallet service in protecting customer data and personal information. Keywords: E-wallet, Customer data, Ability to process 776 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 1. Ví điện tử và vai trò của ví điện tử trong hoạt động thanh toán Ví điện tử (E-wallet) hiện nay không còn xa lạ đối với hầu hết các chủ thể đặc biệt là những người tiêu dùng ưu tiện lựa chọn hình thức giao dịch trực tuyến - online. Vào những năm 2008 - 2009, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử đang cần những công cụ thanh toán phù hợp, ví điện tử được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ kết nối nhanh chóng giữa người mua và người bán. Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã cấp phép thí điểm dịch vụ ví điện tử cho 06 công ty gồm: VietUnion (Payoo), MobiVi, Smartlink, VNPay, VinaPay và M-Service1. Hiểu một cách đơn giản thì ví điện tử là một loại tài khoản điện tử dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến, giúp người dùng thanh toán các loại phí trên Internet như hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước Internet, cước truyền hình cáp, mua vé máy bay, thanh toán vay tiêu dùng, chuyển tiền, mua sắm online… Dưới góc độ pháp lý, khái niệm ví điện tử được đề cập lần đầu tiên thông qua khái niệm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ- CP 2012 (hiện nay được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP). Theo đó: “Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài Khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài Khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.”2 Dựa vào quy định này, có thể hiểu ví điện tử là một tài khoản điện tử được tạo lập trên ứng dụng điện thoại hoặc qua website, có công cụ như một chiếc ví giúp người dùng lưu trữ một lượng tiền tệ tương đương với giá trị tiền gửi mà họ chuyển từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản đảm bảo của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử. Nói cách khác, để có thể sử dụng một ví điện tử bất kỳ, trước hết khách hàng cần có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và hoàn thành việc liên kết ví điện tử với tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng liên kết đó.3 Kinh tế toàn cầu phát triển đi cùng với sự cải tiến mạnh mẽ của nền tảng khoa học công nghệ dẫn đến phương thức thanh toán cũng phải đáp ứng phù hợp với xu thế nhu cầu hiện nay. Việc người mua và người bán thanh toán bằng tiền mặt là phương thức truyền thống và đang dần được thay thế bằng các phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, đặc biệt là trong những thời gian thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19. Phương thức thanh 1 Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Bá Huân (2018), ‘Thanh toán bằng hình thức ví điện tử tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp Số 03 truy cập ngày 23/10/2021. 2 Khoản 6 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP 3 Khoản 5 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN. Việc nạp tiền vào ví điện tử phải được thực hiện từ: (1) Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ ví điện tử) tại ngân hàng; (2) Nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: