Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh phát triển thị trường chứng khoán
Số trang: 10
Loại file: doc
Dung lượng: 227.00 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
phát triển đồng bộ các loại thị trường, trong đó có thị trường tài chính -
tiền tệ là một bước đi quan trọng, tạo cơ sở cho việc điều tiết nền kinh tế
một cách gián tiếp thông qua cơ chế thị trường. Với sự ra đời của Trung tâm
Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP. Hồ Chí Minh vào tháng 7/2000 và
Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 3/2005, cấu trúc thị
trường tài chính Việt Nam đã ngày càng được hoàn thiện (bao gồm thị
trường tiền tệ và thị trường vốn). Sự phát triển của thị trường tài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh phát triển thị trường chứng khoán Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh phát triển thị trường chứng khoán TS Nguyễn Ngọc Bảo Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc phát triển đồng bộ các loại thị trường, trong đó có thị trường tài chính - tiền tệ là một bước đi quan trọng, tạo cơ sở cho việc điều tiết nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua cơ chế thị trường. Với sự ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP. Hồ Chí Minh vào tháng 7/2000 và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 3/2005, cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam đã ngày càng được hoàn thiện (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn). Sự phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK) không những giúp huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển kinh tế mà còn giúp cho việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ (CSTT), hiệu quả hơn. Song mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, sự phát triển nhanh của thị trường tài chính, nhất là TTCK, cũng đặt một số thách thức đối với việc điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Bài viết này tập trung vào việc đánh giá tác động của TTCK đối với việc điều hành CSTT. 1. Đánh giá tổng quan TTCK Việt Nam Sau hơn 6 năm hoạt động và phát triển, TTCK đã có được những thành tựu đầy ấn tượng, khẳng định cho sự chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Tại thời điểm ban đầu khi TTGDCK TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000, mới chỉ có 2 cổ phiếu được đưa vào giao dịch với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng và 6 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên. Cho đến cuối năm 2005, tổng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 47.478 tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, trong đó, cổ phiếu chiếm 1,2% GDP và trái phiếu chiếm 4,9% GDP. Số công ty chứng khoán thành viên được cấp phép hoạt động là 15 công ty. Năm 2006, TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng hàng hóa, giá trị giao dịch và sự tham gia của các nhà đầu tư. Tính đến ngày 31/12/2006, đã có 193 công ty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổng giá trị vốn hoá đạt 221.156 tỉ đồng (tương đương 14 tỉ USD), bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005 và vượt xa mục tiêu đạt 15% GDP vào năm 2010 của Chiến lược phát triển TTCK. VN-Index tăng mạnh, đạt 751,77 điểm vào phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006, tăng 144% so với mức 307,5 điểm của phiên cuối cùng năm 2005 trong khi mức tăng trưởng của năm 2005 chỉ là 28%. Thị trường trái phiếu cũng có sự phát triển tương tự. Tính đến cuối năm 2006, đã có 458 loại trái phiếu được giao dịch, trong đó có trái phiếu Chính phủ, trái phiếu thành phố và trái phiếu các ngân hàng thương mại với tổng giá trị 70.000 tỉ đồng, chiếm 7,7% GDP. Bước sang đầu năm 2007, TTCK tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số VN-Index và HaSTC Index đều tăng trưởng mạnh. VN-Index nhanh chóng vượt mốc 1.000 điểm, ghi kỷ lục ở mức 1.170,67 vào ngày 12/3/2007. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 3/2007, VN-Index đạt mức 1.071,33 điểm, tăng 44,53% so với phiên mở cửa năm 2007. Kết thúc quý I/2007, HaSTC Index đạt mức 404,08 điểm, tăng 67,03% so với phiên giao dịch đầu năm 2007. Trong quý, HaSTC Index cũng đạt mức kỷ lục 454,81 điểm vào ngày 3/3/2007. Bên cạnh việc đầu tư thông qua các TTGDCK, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng tham gia mạnh mẽ vào việc mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được niêm yết tại các TTGDCK. Điều này cho thấy quy mô và phạm vi của TTCK phát triển sâu và rộng hơn (Xem đồ thị 1). § å th Þ 1 : D iÔ n b iÔ n c h Ø s è V N In d e x v µ k h è i l î n g g ia o d Þc h 2 0 0 6 2 0 0 7 Tựu chung lại, từ quí IV/2006 đến nửa đầu tháng 3/2007, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng cả qui mô và thị giá. Nhìn nhận về xu hướng TTCK trong thời gian tới, sơ bộ có 3 quan điểm khác nhau: Một là, thị trường sẽ sụt giảm. Hai là, thị trường sẽ tăng trưởng. Thứ ba là, thị trường đang đi theo chiều ngang và tự điều chỉnh theo chiều sâu. Đây là quan điểm được ủng hộ nhiều nhất cũng như tỏ ra đúng với TTCK Việt Nam giai đoạn này bởi cùng với việc tăng cung hàng hóa có chất lượng cho thị trường, cầu trong nước và cầu nước ngoài đang có sự điều chỉnh thích hợp, giảm bớt tính tự phát và không theo qui luật. Hơn nữa, cũng như tính qui luật TTCK các quốc gia, vùng, lãnh thổ như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, TTCK Việt Nam sau một thời gian tăng trưởng nóng, hiện tại đang đi vào giai đoạn điều chỉnh phù hợp quy luật cung - cầu, cạnh tranh, phân hóa cơ cấu lại theo tỉ suất lợi nhuận bình quân. 2. Một số diễn biến nổi bật trong hoạt động đầu tư chứng khoán Thông thường, TTCK tăng trưởng nhanh là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trong tình trạng lạc quan, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tuy nhiên, trong diễn biến TTCK Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề sau: - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, TTCK Việt Nam đang tăng trưởng “quá nóng”: Yếu tố “bong bóng” trên thị trường rất rõ thể hiện ở chỉ số P/E bình quân hiện nay đang vượt xa mức an toàn thông thường. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến thời điểm cuối tháng 3/2007, chỉ số P/E bình quân tại TTDGCK Tp. Hồ Chí Minh là 28,40, tại TTDGCK Hà Nội là 45,10, trong khi mức được coi là an toàn chỉ trong phạm vi từ 10 - 17. Trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 - 1998, TTCK của các nước châu á cũng được đánh giá là tăng trưởng quá nóng với mức tăng trưởng bình quân toàn khu vực là 165% so với đầu thập kỷ 90 và chỉ số P/E lúc cao nhất dao động từ 18 đến 39 tùy theo từng nư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh phát triển thị trường chứng khoán Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh phát triển thị trường chứng khoán TS Nguyễn Ngọc Bảo Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc phát triển đồng bộ các loại thị trường, trong đó có thị trường tài chính - tiền tệ là một bước đi quan trọng, tạo cơ sở cho việc điều tiết nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua cơ chế thị trường. Với sự ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP. Hồ Chí Minh vào tháng 7/2000 và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 3/2005, cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam đã ngày càng được hoàn thiện (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn). Sự phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK) không những giúp huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển kinh tế mà còn giúp cho việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ (CSTT), hiệu quả hơn. Song mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, sự phát triển nhanh của thị trường tài chính, nhất là TTCK, cũng đặt một số thách thức đối với việc điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Bài viết này tập trung vào việc đánh giá tác động của TTCK đối với việc điều hành CSTT. 1. Đánh giá tổng quan TTCK Việt Nam Sau hơn 6 năm hoạt động và phát triển, TTCK đã có được những thành tựu đầy ấn tượng, khẳng định cho sự chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Tại thời điểm ban đầu khi TTGDCK TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000, mới chỉ có 2 cổ phiếu được đưa vào giao dịch với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng và 6 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên. Cho đến cuối năm 2005, tổng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 47.478 tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, trong đó, cổ phiếu chiếm 1,2% GDP và trái phiếu chiếm 4,9% GDP. Số công ty chứng khoán thành viên được cấp phép hoạt động là 15 công ty. Năm 2006, TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng hàng hóa, giá trị giao dịch và sự tham gia của các nhà đầu tư. Tính đến ngày 31/12/2006, đã có 193 công ty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổng giá trị vốn hoá đạt 221.156 tỉ đồng (tương đương 14 tỉ USD), bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005 và vượt xa mục tiêu đạt 15% GDP vào năm 2010 của Chiến lược phát triển TTCK. VN-Index tăng mạnh, đạt 751,77 điểm vào phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006, tăng 144% so với mức 307,5 điểm của phiên cuối cùng năm 2005 trong khi mức tăng trưởng của năm 2005 chỉ là 28%. Thị trường trái phiếu cũng có sự phát triển tương tự. Tính đến cuối năm 2006, đã có 458 loại trái phiếu được giao dịch, trong đó có trái phiếu Chính phủ, trái phiếu thành phố và trái phiếu các ngân hàng thương mại với tổng giá trị 70.000 tỉ đồng, chiếm 7,7% GDP. Bước sang đầu năm 2007, TTCK tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số VN-Index và HaSTC Index đều tăng trưởng mạnh. VN-Index nhanh chóng vượt mốc 1.000 điểm, ghi kỷ lục ở mức 1.170,67 vào ngày 12/3/2007. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 3/2007, VN-Index đạt mức 1.071,33 điểm, tăng 44,53% so với phiên mở cửa năm 2007. Kết thúc quý I/2007, HaSTC Index đạt mức 404,08 điểm, tăng 67,03% so với phiên giao dịch đầu năm 2007. Trong quý, HaSTC Index cũng đạt mức kỷ lục 454,81 điểm vào ngày 3/3/2007. Bên cạnh việc đầu tư thông qua các TTGDCK, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng tham gia mạnh mẽ vào việc mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được niêm yết tại các TTGDCK. Điều này cho thấy quy mô và phạm vi của TTCK phát triển sâu và rộng hơn (Xem đồ thị 1). § å th Þ 1 : D iÔ n b iÔ n c h Ø s è V N In d e x v µ k h è i l î n g g ia o d Þc h 2 0 0 6 2 0 0 7 Tựu chung lại, từ quí IV/2006 đến nửa đầu tháng 3/2007, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng cả qui mô và thị giá. Nhìn nhận về xu hướng TTCK trong thời gian tới, sơ bộ có 3 quan điểm khác nhau: Một là, thị trường sẽ sụt giảm. Hai là, thị trường sẽ tăng trưởng. Thứ ba là, thị trường đang đi theo chiều ngang và tự điều chỉnh theo chiều sâu. Đây là quan điểm được ủng hộ nhiều nhất cũng như tỏ ra đúng với TTCK Việt Nam giai đoạn này bởi cùng với việc tăng cung hàng hóa có chất lượng cho thị trường, cầu trong nước và cầu nước ngoài đang có sự điều chỉnh thích hợp, giảm bớt tính tự phát và không theo qui luật. Hơn nữa, cũng như tính qui luật TTCK các quốc gia, vùng, lãnh thổ như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, TTCK Việt Nam sau một thời gian tăng trưởng nóng, hiện tại đang đi vào giai đoạn điều chỉnh phù hợp quy luật cung - cầu, cạnh tranh, phân hóa cơ cấu lại theo tỉ suất lợi nhuận bình quân. 2. Một số diễn biến nổi bật trong hoạt động đầu tư chứng khoán Thông thường, TTCK tăng trưởng nhanh là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trong tình trạng lạc quan, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tuy nhiên, trong diễn biến TTCK Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề sau: - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, TTCK Việt Nam đang tăng trưởng “quá nóng”: Yếu tố “bong bóng” trên thị trường rất rõ thể hiện ở chỉ số P/E bình quân hiện nay đang vượt xa mức an toàn thông thường. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến thời điểm cuối tháng 3/2007, chỉ số P/E bình quân tại TTDGCK Tp. Hồ Chí Minh là 28,40, tại TTDGCK Hà Nội là 45,10, trong khi mức được coi là an toàn chỉ trong phạm vi từ 10 - 17. Trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 - 1998, TTCK của các nước châu á cũng được đánh giá là tăng trưởng quá nóng với mức tăng trưởng bình quân toàn khu vực là 165% so với đầu thập kỷ 90 và chỉ số P/E lúc cao nhất dao động từ 18 đến 39 tùy theo từng nư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Điều hành chính sách chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước thị trường chứng khoán chính sách ngân hàngTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1024 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 589 12 0 -
2 trang 527 13 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 342 0 0 -
293 trang 337 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 322 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 313 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 312 2 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 288 0 0