Danh mục

ĐIÊU KHẮC GỐM NGUYỄN KHẮC QUÂN

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.73 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau triển lãm cá nhân về Gốm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2002, năm nay Nguyễn Khắc Quân lại giới thiệu triển lãm Gốm lần thứ II tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 14/9 đến ngày 24/9 năm 2008 với những tác phẩm gốm mới được sáng tác trong 5 năm trở lại đây. Nghệ thuật “chơi với lửa” trong những năm gần đây đã được một số nghệ sĩ trẻ tốt nghiệp khoa Điêu khắc và chuyên ngành Gốm trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp - trong đó có Nguyễn Khắc Quân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIÊU KHẮC GỐM NGUYỄN KHẮC QUÂN ĐIÊU KHẮC GỐM NGUYỄN KHẮC QUÂN Sau triển lãm cá nhân về Gốm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2002, năm nay Nguyễn Khắc Quân lại giới thiệu triển lãm Gốm lần thứ II tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 14/9 đến ngày 24/9 năm 2008 với những tác phẩm gốm mới được sáng tác trong 5 năm trở lại đây. Nghệ thuật “chơi với lửa” trong những năm gần đây đã được một số nghệ sĩ trẻ tốt nghiệp khoa Điêu khắc và chuyên ngành Gốm trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp - trong đó có Nguyễn Khắc Quân tạo nên một bước phát triển mới, tạo dấu ấn trẻ trung, hiện đại và sáng tạo. Những người yêu thích Mỹ thuật đặc biệt là nghệ thuật Gốm đã có ấn tượng mạnh về các tác phẩm Gốm của Nguyễn Khắc Quân với phong cách riêng mang đậm dấu ấn chuyên nghiệp và tài hoa. Anh đã tìm ra được lối đi riêng của mình trong nghệ thuật Gốm Việt Nam hiện đại. Nếu chúng ta còn thấy phảng phất đâu đó những dáng hình tác phẩm gợi lại những truyền thống của các thế hệ trước, nhưng cũng khó nhận ra đâu là truyền thống, đâu là dấu ấn của riêng anh. Có thể coi các tác phẩm Gốm của Nguyễn Khắc Quân qua hai triển lãm trước là những bước đi ban đầu vững chắc, đầy tự tin và riêng biệt. Người xem có thể thấy ở đó sức truyền cảm của anh qua mỗi tác phẩm, sự thông minh và sáng tạo trong sử dụng khối, chất đất, men mầu và độ nung. Nguyễn Khắc Quân là một nghệ sĩ Điêu khắc Gốm chuyên nghiệp. Trong căn nhà nhỏ của anh ở khu Hoàng Cầu Hà Nội, chất đầy những tác phẩm Gốm mới được sáng tác. Một xưởng nhỏ với đầy đủ đất, men, bàn xoay và lò nung gốm đốt Gas có dung tích khoảng 1m3 luôn đỏ lửa. Sáng tác gốm đã trở thành một công việc thường ngày của anh và để tạo ra một tác phẩm mới Nguyễn Khắc Quân đã làm mọi công việc, từ làm đất, tạo dáng, điêu khắc, trang trí, tô men vào lò và “chơi với lửa” trong quá trình nung, vì vậy mỗi tác phẩm đều mang đậm dấu ấn Nguyễn Khắc Quân từ kỹ thuật, nghệ thuật đến tình cảm của người nghệ sĩ sáng tác mà anh đã dành hết cho nó. Vì vậy nhìn vào mỗi tác phẩm của Nguyễn Khắc Quân dù có kích thước lớn hay nhỏ ta vẫn thấy sự tinh tế, khối hình chắt lọc, sự liên kết giữa khối và men mầu, của nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật gốm. Triển lãm Gốm lần này Nguyễn Khắc Quân lấy tên là Dòng Thời Gian. Trong hai phòng lớn dùng cho triển lãm của bảo tàng Mỹ thuật chỉ với 38 tác phẩm độc lập và một tác phẩm mang tính xếp đặt với gần một nghìn khuôn mặt, tạo nên một triển lãm bề thế, no mắt, hấp dẫn người xem, cho ta thấy sức sáng tạo dồi dào của tác giả cho dù trên hầu hết các tác phẩm ta chỉ thấy Nguyễn Khắc Quân sử dụng một môtíp chính đó là gương mặt của những con người từ trẻ tới già, từ giới tính đàn ông hay đàn bà, từ những khuôn mặt khả ái đến những khuôn mặt ghi hằn những khắc khổ. Những gương mặt đó như mặc định thời gian chuyển hóa của mỗi con người. Dòng Thời Gian của Nguyễn Khắc Quân được ẩn chứa, ghi dấu trên gương mặt người, của những thân phận con người, chủ thể của sự sáng tạo. Các khối chính của tác phẩm trong triển lãm phần lớn được lấy từ cảm hứng khối hình vại và khối hình quả trứng - hai khối cơ bản truyền thống để tạo dáng cho đồ Gốm. Nhưng tất cả các khối đó đã được biến hóa để tạo nên sự khác biệt không lặp lại, không nhàm chán. Với những tác phẩm có kích thước lớn, anh sử dụng hình thức chồng các khối lên nhau để tạo được độ cao cần thiết. Sự hoành tráng của tác phẩm không phải từ độ cao này mà là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khối bên nhau và những chi tiết điêu khắc được “mọc” trên các khối đó. Ta có thể chia các tác phẩm độc lập ở triển lãm này thành 4 dạng: Dạng thứ nhất: Đó là các khối vại được chuyển tiếp vươn lên theo chiều cao. Các khối đó được xếp cạnh nhau và ngân lên nhờ những khối nhỏ gắn trên thân của nó kết hợp với những nét vẽ chìm mạnh mẽ, thô mộc nhưng nhịp nhàng. Để làm thỏa mãn sự tinh tế và phong phú về chi tiết, đôi chỗ anh kết hợp với chất liệu khác như: những thanh tre tròn xuyên qua khối gốm với những cung bậc khác nhau. Tác phẩm cho ta cảm giác như cây, như quả như cuộc sống đa dạng của con người. Việc sử dụng men trên tác phẩm là loại men mờ, mỏng, ấm càng tạo nên dấu ấn của chất liệu gốm. Dạng thứ hai mà Nguyễn Khắc Quân sử dụng khá nhiều tạo nên dấu ấn riêng biệt đó là các tác phẩm với khối hình trụ, khối hình vại kết hợp với nửa khối hình trứng, phần lớn đó là những tác phẩm một khuôn mặt người hoặc anh thể hiện dầy đặc những khuôn mặt người từ những bé thơ đến những người già, từ những nụ cười, khóc đến những tiếng thét. Tôi cho rằng dạng tác phẩm này mang dấu ấn Nguyễn Khắc Quân rõ nét. Dạng thứ ba: Là các tác phẩm có khối hình trứng kết hợp với khối trụ nhỏ để thể hiện các chân dung, trên mỗi chân dung này, Nguyễn Khắc Quân vẫn thể hiện nhiều gương mặt người qua các nét khắc chìm tạo nên. Dạng thứ tư: Là các tác phẩm sử dụng men trắng kết hợp với vẽ hoa lam hoặc men Vàng kết hợp với vẽ men nâu. ở đó anh mạnh dạn tạo nên sự tương phản giữa các mảng men trắng lớn là hình nữ khỏa thân với các mảng vẽ nét bằng bút lông hoặc nét khắc chìm dầy đặc. Một tác phẩm chiếm không gian lớn trong phòng trưng bầy đó là tác phẩm Điêu khắc - Xếp đặt với gần một nghìn gương mặt người như những mặt nạ gốm. Điều đặc biệt ở đây, các gương mặt đều được làm đơn chiếc nên hết sức đa dạng và mỗi gương mặt đều ẩn dấu những tình cảm khác nhau của nhiều thế hệ khác nhau. Gần một nghìn gương mặt người được xếp đặt như là một dòng chảy liên tục của thời gian trên những thân phận của mỗi con người ... Toàn bộ các tác phẩm Gốm của Nguyễn Khắc Quân đều sử dụng rất kiệm mầu, men mờ, không bóng và ở gam nâu trầm ấm, hầu hết không sử dụng phương pháp tráng men truyền thống mà sử dụng lối quét, xoa, ...

Tài liệu được xem nhiều: